20/05/2018 15:00 GMT+7

Hôm nay, ‘Ngày uất hận’ ở Campuchia

TƯỜNG NGUYỄN
TƯỜNG NGUYỄN

TTO - 'Ngày uất hận' mà người dân Campuchia thường ghi nhớ hằng năm vào ngày 20-5 năm nay đã chính thức được gọi là 'Ngày tưởng niệm quốc gia' và được coi là một ngày nghỉ lễ của toàn quốc.

Hôm nay, ‘Ngày uất hận’ ở Campuchia - Ảnh 1.

Một phụ nữ Campuchia rơi nước mắt trong ngày tưởng nhớ người thân bên đài tưởng niệm Choeung Ek ngày 20-5 - Ảnh: REUTERS

Hôm nay 20-5, theo Hãng tin Reuters, nhiều người dân Campuchia đã hội tụ về những địa điểm từng ghi dấu tội ác của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ để tưởng nhớ về cái chết của người thân của mình.

Truyền thông Campuchia cho biết "Ngày tưởng niệm quốc gia" là ngày tưởng niệm các nạn nhân và lên án những tội ác đã xảy ra trong thời kỳ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ từ ngày 17-4-1975 – 6-1-1979.

Sự kiện năm nay được chú ý hơn nữa bởi đã được đổi tên thành là "Ngày tưởng niệm quốc gia" và được coi là một ngày nghỉ lễ của toàn quốc theo một quyết định hồi tháng 2 vừa qua của Thủ tướng Samdech .

Nghị định số 19, do Thủ tướng ký ngày 14-2-2018, quy định rõ ngày 20-5 hằng năm là "Ngày tưởng niệm quốc gia" và được coi là ngày nghỉ lễ của toàn quốc nhằm tưởng nhớ các nạn nhân bị chết trong thời diệt chủng, làm giảm sự đau thương đối với gia đình và những nạn nhân; góp phần vào mục tiêu hàn gắn dân tộc và hòa hợp trong xã hội; nâng cao sự hiểu biết của toàn xã hội về sự tàn bạo dưới thời diệt chủng để không bao giờ lập lại sai lầm quá khứ.

Hôm nay, ‘Ngày uất hận’ ở Campuchia - Ảnh 3.

Các chú tiểu tham gia cầu khấn tưởng niệm các nạn nhân của Khmer Đỏ bên đài tưởng niệm Choeung Ek ngày 20-5 - Ảnh: REUTERS

Trong quá khứ, chế độ diệt chủng Khmer Đỏ đã gây ra thảm kịch kinh hoàng ngay tại chính đất nước Campuchia, đặt dân tộc Campuchia bên bờ diệt vong, và đẩy an ninh trên bán đảo Đông Dương vào chỗ bị đe dọa nghiêm trọng.

Chỉ trong thời gian hơn 3 năm, hơn 2 triệu người dân vô tội Campuchia đã bị giết hại, tương đương 2/5 dân số của nước này lúc bấy giờ.

Nằm cách thủ đô Phnom Penh 15km, tại địa danh Choeung Ek nơi có "Cánh đồng chết" mà giờ đây cả thế giới biết đến, chính quyền và người dân Campuchia đã xây dựng đài tưởng niệm để nhắc nhở mọi người tưởng nhớ đến những nạn nhân của chế độ diệt chủng Pol Pot, về quá khứ đau thương của Campuchia.

Theo TTXVN, trong bối cảnh đất nước Campuchia rơi vào cảnh hỗn loạn dưới chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, dưới sự lãnh đạo của Samdech Heng Samrin, Samdech Chea Sim, Samdech Hun Sen, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập tại huyện Snuol, tỉnh Kratie ngày 2-12-1978 đã đoàn kết các tầng lớp nhân dân Campuchia, cùng sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam làm nên chiến thắng 7-1-1979, mang lại hòa bình, độc lập, phát triển và thịnh vượng cho đất nước Campuchia.

Những hình ảnh trong "Ngày tưởng niệm Quốc gia" 20-5-2018 ở Campuchia:

Hôm nay, ‘Ngày uất hận’ ở Campuchia - Ảnh 4.

Một phụ nữ Campuchia cầu khấn tưởng nhớ người thân bên đài tưởng niệm Choeung Ek ngày 20-5 - Ảnh: REUTERS

Hôm nay, ‘Ngày uất hận’ ở Campuchia - Ảnh 5.

Các diễn viên tái diễn hoạt cảnh về những tội ác tàn bạo sát hại người Campuchia kiểu mổ bụng của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ trong ngày 20-5 - Ảnh: REUTERS

Hôm nay, ‘Ngày uất hận’ ở Campuchia - Ảnh 6.

Các diễn viên tái diễn hoạt cảnh về những tội ác tàn bạo sát hại người Campuchia kiểu dùng búa đập đầu của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ trong ngày 20-5 - Ảnh: REUTERS

Hôm nay, ‘Ngày uất hận’ ở Campuchia - Ảnh 7.

Các diễn viên tái diễn hoạt cảnh về những tội ác tàn bạo sát hại người Campuchia của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ trong ngày 20-5 - Ảnh: REUTERS

Hôm nay, ‘Ngày uất hận’ ở Campuchia - Ảnh 8.

Một người đàn ông Campuchia thắp nhang cầu khấn tưởng nhớ người thân bên đài tưởng niệm Choeung Ek ngày 20-5 - Ảnh: REUTERS

Hôm nay, ‘Ngày uất hận’ ở Campuchia - Ảnh 9.

Những sọ người ghi nhớ vết tích của sự tàn ác không tưởng của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ tại đài tưởng niệm Choeung Ek ngày 20-5 - Ảnh: REUTERS

TTO - “Đó không chỉ là một bộ phim, nó còn là khẳng định sự thật lịch sử”. Một người dân ở Phnom Penh nói như vậy khi được hỏi về bộ phim tài liệu Tìm đường cứu nước đang được chiếu trên đất nước Campuchia.

TƯỜNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn Phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước Xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar