30/09/2022 06:31 GMT+7

Hôm nay 30-9, ngày phán quyết nhiệm kỳ thủ tướng Thái Lan của ông Prayut

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Hôm nay 30-9, Tòa án hiến pháp Thái Lan sẽ ra phán quyết cuối cùng về thời gian nhiệm kỳ thủ tướng của ông Prayut Chan-o-Cha, đồng thời cũng sẽ xác định tương lai của chính trường nước này.

Hôm nay 30-9, ngày phán quyết  nhiệm kỳ thủ tướng Thái Lan của ông Prayut - Ảnh 1.

Thái Lan đang chờ phán quyết liệu Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha sẽ ra đi hay ở lại - Ảnh: Reuters

Trong tình huống phán quyết bất lợi cho ông Prayut, Thái Lan sẽ phải tổ chức bầu cử trước tháng 3-2023 và phe "áo đỏ" đã chuẩn bị sẵn ứng viên tranh cử.

Trước "giờ G"

Tòa án Hiến pháp Thái Lan phải can thiệp sau khi xảy ra tranh cãi về thời gian cầm quyền của thủ tướng, mà theo hiến pháp không được vượt quá tám năm. Phe đối lập cho rằng nhiệm kỳ của ông Prayut phải tính từ khi ông lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014. Nhóm này nhấn vào tinh thần của hiến pháp là ngăn sự "độc quyền quyền lực".

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng nhiệm kỳ chỉ được tính sau khi ông Prayut chính thức làm thủ tướng năm 2019. Lại cũng có người nói thời gian cầm quyền của ông tính từ khi hiến pháp mới có hiệu lực năm 2017. 

Ông Prayut nói sẽ tôn trọng quyết định của tòa án. Đây sẽ là thách thức lớn nhất với ông sau khi đã vượt qua nhiều sóng gió như bốn cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, chính sách sai lầm trong dịch COVID-19, biểu tình....

Quyết định lúc này sẽ phụ thuộc vào "đồng hồ bấm giờ" của Tòa án hiến pháp Thái Lan. Nếu tòa nghiêng về lập luận của phe đối lập, ông Prayut sẽ mất chức ngay lập tức và mở đường cho một cuộc cạnh tranh quyền lực.

Lưỡng viện Quốc hội Thái Lan khi đó sẽ bỏ phiếu chọn một thủ tướng mới từ danh sách các ứng cử viên thủ tướng trong cuộc bầu cử năm 2019. Danh sách đó, ngoài ông Prayut có năm ứng cử viên khác là Anutin Charnvirakul và Abhisit Vejjajiva của Đảng Bhumjaithai và Đảng Dân chủ trong liên minh cầm quyền, Chaikasem Nitisiri, Chadchart Sittipunt, Sudarat Keyuraphan từ Đảng Pheu Thai đối lập. 

Mới đây, Đảng Pheu Thai đã tuyên bố chọn ông Chaikasem, chiến lược gia chính của đảng, làm ứng viên chạy đua ghế thủ tướng.

Nếu không chọn được ai trong đó, các nghị sĩ sẽ cân nhắc các ứng viên khác và người giành được 2/3 phiếu ủng hộ, tức 488 phiếu, sẽ làm thủ tướng. Một kịch bản khác là giải tán Hạ viện và tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 3-2023. 

Trong thời gian chờ có lãnh đạo mới, có thể Phó thủ tướng Prawit Wongsuwan sẽ tiếp tục nắm quyền nhưng khả năng ông này lên thay ông Prayut là rất thấp.

Hôm nay 30-9, ngày phán quyết  nhiệm kỳ thủ tướng Thái Lan của ông Prayut - Ảnh 2.

Dữ liệu: Trần Phương, CNA - Đồ họa: T.ANH

Sóng ngầm

Nếu tòa quyết định nhiệm kỳ của ông Prayut được xác định từ năm 2017, ông sẽ tiếp tục làm thủ tướng cho đến mãn nhiệm vào năm 2023. Còn nếu nhiệm kỳ của ông tính từ 2019, ông có thể nắm quyền đến năm 2027 nếu tái đắc cử trong cuộc bỏ phiếu sắp tới. Trong trường hợp ông Prayut tiếp tục nắm quyền, tình hình dường như không nhiều thay đổi.

Theo giới phân tích, đây vẫn là những kịch bản có khả năng cao vì Tòa án hiến pháp trước nay thường tránh đưa ra các quyết định gây xáo trộn chính trường.

Song dĩ nhiên không có gì đảm bảo, nhất là sau quyết định bất ngờ của tòa khi đình chỉ chức vụ thủ tướng với ông Prayut từ ngày 24-8 để chờ phán quyết. "Tòa án hiến pháp bảo thủ nhưng giờ đây họ không phải là người của tướng Prayut... 

Họ từng là đối tác của chính phủ nhưng không có nghĩa vụ gì với ông ấy", chuyên gia Khemthong Tonsakulrungruang của Đại học Chulalongkorn nhận định trên báo Bangkok Post.

Dù kịch bản nào xảy ra, những đợt sóng ngầm được dự báo sẽ nổi lên tại Thái Lan vào năm tới trong bối cảnh nước này đang chật vật hồi phục sau đại dịch COVID-19.

Theo nhà phân tích Clara Ferreira Marques của Hãng tin Bloomberg, ông Prayut không được người dân ủng hộ nhiều nữa khi họ đang phải vật lộn với hàng loạt vấn đề như lạm phát, đồng tiền suy yếu, nợ, du lịch chậm hồi phục, Thái Lan không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Các cuộc thăm dò ý kiến gần đây cho thấy ông Prayut nhận được sự ủng hộ thấp hơn bà Paetongtarn Shinawatra, thuộc Đảng Pheu Thai và là con gái cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra.

Ngoài những thất bại về chính sách, diễn biến vài tuần qua cũng cho thấy sự ủng hộ của nhóm bảo thủ dành cho ông Prayut đã giảm. Theo bà Marques, giới tinh hoa Thái Lan có thể chuyển hướng nếu phe đối lập giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2023.

Các đảng ở Thái Lan cũng đang chuẩn bị cho khả năng tổ chức tranh cử vào năm 2023. Theo khảo sát đăng trên báo The Nation ngày 26-9, có 24,1% ý kiến nói họ chưa biết ủng hộ ai. Bà Paetongtarn dẫn đầu danh sách ứng viên được ủng hộ nhiều nhất với 21,6%. Tiếp đó là ứng viên Pita Limjaroenrat của Đảng Move Forward với 10,5% và ông Prayut chỉ được 10,1% ủng hộ.

Ông Prayut dự họp Bộ Quốc phòng sau khi bị đình chỉ chức vụ thủ tướng Thái Lan

TTO - Thủ tướng bị đình chỉ của Thái Lan Prayut Chan-o-cha dự cuộc họp của Bộ Quốc phòng vào hôm nay 25-8 trong vai trò bộ trưởng. Ông Prayut đến nay vẫn giữ im lặng về vấn đề nhiệm kỳ dù phe đối lập kêu gọi ông từ chức.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Chiều 4-7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Nguyễn Tân Cương - tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đã chủ trì lễ đón và hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Songwit Nunphakdee.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Chính phủ Campuchia đề xuất sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép tước quốc tịch đối với những công dân bị cáo buộc cấu kết với nước ngoài để chống lại lợi ích quốc gia.

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil

Chiều 4-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân rời Hà Nội, lên đường đến Brazil dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng và có các hoạt động song phương tại Brazil.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil

8 cảnh sát bị thương do nổ trạm xăng ở Rome

Ngày 4-7, một trạm xăng ở thủ đô Rome (Ý) đã phát nổ, khiến ít nhất 8 cảnh sát và 1 lính cứu hỏa bị thương, hư hại nhiều tòa nhà lân cận.

8 cảnh sát bị thương do nổ trạm xăng ở Rome
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar