11/11/2009 21:42 GMT+7

Hội tụ văn hóa cồng chiêng

TRƯỜNG ĐĂNG
TRƯỜNG ĐĂNG

TTO - Festival cồng chiêng Quốc tế diễn ra từ ngày 12 đến 15-11 tại tỉnh Gia Lai. Đây là hoạt động mang tầm quốc gia và khu vực do tỉnh Gia Lai đăng cai tổ chức. Lễ hội nhằm biểu dương giá trị của Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên nhằm bảo tồn, phục hồi giá trị kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Festival cồng chiêng Quốc tế 2009:

Hội tụ văn hóa cồng chiêng

TTO - Festival cồng chiêng Quốc tế diễn ra từ ngày 12 đến 15-11 tại tỉnh Gia Lai. Đây là hoạt động mang tầm quốc gia và khu vực do tỉnh Gia Lai đăng cai tổ chức. Lễ hội nhằm biểu dương giá trị của Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên nhằm bảo tồn, phục hồi giá trị kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Biểu diễn cồng chiêng và múa xoan của các dân tộc ở Tây Nguyên - Ảnh: Trường Đăng

Đến chiều 11-11, hầu hết các đoàn nghệ nhân trong nước và quốc tế đã tập trung đầy đủ ở phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai), mỗi đoàn mang một sắc màu riêng, đại diện cho dân tộc, quốc gia của mình. Tiếng cồng, tiếng chiêng đã bắt đầu ngân lên, mở hội cho một lễ hội hoành tráng và đậm bản sắc.

Chủ nhà Gia Lai có lực lượng hùng hậu, gồm 23 đoàn với hàng trăm nghệ nhân từ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, tham gia hầu hết các hoạt động diễn ra của Festival như phục dựng Lễ Đâm trâu, Lễ Mừng lúa mới, chỉnh chiêng, tạc tượng…

Tham gia Festival có 63 đoàn cồng chiêng trong nước và quốc tế tham dự, trong đó có 23 đoàn trong tỉnh, 35 đoàn trong nước và 5 đoàn quốc tế với khoảng 3.000 nghệ nhân.

Nghệ nhân K’sor Linh, dân tộc J’rai, nghệ nhân của xã Ia Broái, huyện Ia Pa bộc bạch: “Bên cạnh việc giới thiệu cái hay, cái đẹp của dân tộc mình, chúng tôi còn học hỏi, giao lưu và sẽ cố gắng để hình ảnh của Gia Lai đọng mãi với mọi người gần xa”.

Đoàn nghệ nhân của tỉnh Lâm Đồng có 24 thành viên, đại diện cho ba dân tộc bản địa tiêu biểu của vùng nam Tây Nguyên là K’Ho, Mạ và Chu Ru. Đến với Festival lần này, họ mang theo những tiết mục đặc sắc của ba dân tộc như phục dựng Lễ hội Mừng lúa mới, dân ca Đơs long (hát đối đáp), đơn ca về đố các loài vật theo làn điệu dân ca Mạ, đối thi đua…

Nghệ nhân K’Brèm (dân tộc Mạ), từng được giải A toàn quốc với tiết mục đơn ca làn điệu dân ca Mạ “Sức trai lay động núi rừng” cho biết: “Chúng tôi đã sẵn sàng cho một lễ hội lớn”. 

Đoàn nghệ nhân Cần Thơ gồm 16 nghệ nhân là đồng bào Khmer, cùng 4 tiết mục cho một chủ đề chính là “Nhịp sống Phum sóc”. Đặc biệt dàn nhạc ngũ âm trước đây chỉ dùng trong các ngày đại lễ ở chùa, trong nhân dân chỉ dùng vào những dịp tang lễ, nhưng ngày nay đã được biểu diễn rộng rãi trong các lễ hội, kể cả sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp.

Đoàn Sóc Trăng có 22 nghệ nhân Khmer với 5 tiết mục đến với Festival, trong đó có 2 tiết mục múa “Tiếng trồng Ch’hay dăm” và “Chằn và khỉ”; 3 bài hòa tấu bằng nhạc cụ truyền thống. Ông Lâm Vĩnh Phương - Trưởng đoàn - cho biết: “Trong dàn nhạc truyền thống của người Khmer, cồng chiêng không phải là nhạc cụ chính mà chỉ cần một đến ba chiếc chiêng đệm thêm. Song nếu vắng cồng chiêng thì bài nhạc sẽ mất hay”.

Năm đoàn nghệ nhân của các nước trong khu vực là Myanmar, Philippines, Lào, Campuchia và Indonesia cũng đã tề tựu về phố núi. Ông Yun Khean - Vụ phó Vụ Âm nhạc truyền thống Khmer (Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Campuchia), Trưởng đoàn nhệ nhân Campuchia - cho biết: “Phong trào sinh hoạt văn hóa truyền thống (đánh chiêng, múa hát dân ca…) ở Campuchia còn rất phổ biến, hầu như làng bản nào cũng giữ được bản sắc của mình. Tôi đã được biết đến văn hóa cồng chiêng của nhiều quốc gia, tuy nhiên cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam hết sức độc đáo và ấn tượng".

Trong khuôn khổ Festival, nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra như Hội thảo Xúc tiến đầu tư, Hội thảo khoa học “Sự biến đổi Kinh tế, Xã hội và công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của Việt Nam và các nước trong khu vực", Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, Triển lãm ảnh “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, Triển lãm Không gian văn hóa các dân tộc Tây Nguyên…

TRƯỜNG ĐĂNG

 ------------------------------------

* Tin bài liên quan:

>> Phố núi đợi hội cồng chiêng>> 40 đoàn tham dự Festival cồng chiêng quốc tế>> Đêm nhạc Âm vang cồng chiêng>> Cồng chiêng Tây nguyên qua ảnh tư liệu của Pháp>> Học đánh cồng chiêng>> Người giữ tiếng chiêng cho đời sau

TRƯỜNG ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Cuộc khảo sát do Goo Ranking tổ chức mới đây đã hé lộ những tác phẩm manga được xem là hấp dẫn nhất của Shonen Jump trong thập niên 1990 với những cái tên cực kỳ quen thuộc với độc giả 8X, 9X như One Piece, City Hunter, Slam Dunk hay Dragon Ball.

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Quy tụ 69 tranh của chín nữ họa sĩ tài năng từ cả hai miền Nam - Bắc, triển lãm 'Phụ nữ vẽ phụ nữ' mang đến một không gian nghệ thuật đa chất liệu, đầy màu sắc và rung cảm khi những tâm hồn sáng tạo tự bạch về mình.

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tối 13-5, hàng vạn người dân Hà Nội đã đứng hai bên đường để được chiêm bái xá lợi Đức Phật được cung rước đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar