26/06/2019 15:59 GMT+7

Hội nghị G20: 32.000 cảnh sát bảo vệ 30.000 quan khách

LINH TÔ
LINH TÔ

TTO - Quan ngại về các phong trào biểu tình có thể gây rối hai ngày họp Hội nghị thượng đỉnh G20, chính quyền Tokyo điều động hơn 32.000 cảnh sát để thắt chặt an ninh quốc gia, theo báo SCMP.

Hội nghị G20: 32.000 cảnh sát bảo vệ 30.000 quan khách - Ảnh 1.

Cảnh sát Nhật điều khiển giao thông khi người biểu tình phản đối Hội nghị G20 ở Osaka - Ảnh: BLOOMBERG

Theo tờ South China Morning Post (SCMP), giới chức trách Nhật Bản đang ‘đau đầu’ về vấn đề an ninh quốc gia trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào cuối tuần này. 

Dự kiến sẽ có hơn 30.000 người đến thành phố Osaka, nơi diễn ra hội nghị, vì vậy giới chức trách Nhật Bản đã huy động hơn 32.000 cảnh sát để ngăn người biểu tình không tiếp cận quá gần các nhà lãnh đạo tham dự cuộc họp.

Chính quyền Nhật cảnh báo người dân tránh xa trung tâm thành phố nếu có thể. Ngoài ra, người dân còn được khuyến cáo nên di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng, thay vì lái xe cá nhân để tránh ùn tắc giao thông.

Gần 700 trường học cũng cho học sinh nghỉ học trong hai ngày diễn ra Hội nghị G20, các tủ đồ và thùng rác ở các nhà ga cũng được niêm phong. Hệ thống đường hầm thoát nước thải ngầm dưới lòng thành phố cũng bị đóng chặt. Nhiều tuyến đường cũng được chặn lại bằng các rào phân cách.

Cảnh sát cũng dựng lên các biển báo cấm sử dụng thiết bị bay không người lái tại trung tâm thành phố. Biển báo được chú thích cụ thể bằng nhiều thứ tiếng. Nếu cố tình vi phạm, lực lượng an ninh sẽ sử dụng máy gây nhiễu và bắn hạ thiết bị.

Hội nghị G20: 32.000 cảnh sát bảo vệ 30.000 quan khách - Ảnh 2.

Nhiều cuộc biểu tình phản đối Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka - Ảnh: BLOOMBERG

Theo một quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ, Tổng thống Donald Trump có kế hoạch hội đàm song phương với một số nhà lãnh đạo, bao gồm Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Sự hiện diện của nhiều nhà lãnh đạo thế giới trong một thành phố đã thu hút nhiều nhóm hoạt động tổ chức các cuộc biểu tình.

Các nhóm hoạt động nhân quyền đến thành phố Osaka để biểu tình về nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm vấn đề yêu cầu Mỹ rút căn cứ quân sự khỏi Okinawa, việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư hay việc các công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc… Trong đó, nổi bật nhất là biểu tình về dự luật dẫn độ gây tranh cãi của Hong Kong.

Trước đó, ông Zhang Jun - trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc - tuyên bố Bắc Kinh sẽ không cho phép các nước G20 thảo luận về Hong Kong tại hội nghị thượng đỉnh. Tuy nhiên, những người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ đã xuất hiện ở Osaka.

Hội nghị G20: 32.000 cảnh sát bảo vệ 30.000 quan khách - Ảnh 3.

Một cảnh sát điều phối người biểu tình để tránh ùn tắc giao thông - Ảnh: BLOOMBERG

"Nhiều tổ chức ở Tokyo đã liên lạc với cảnh sát Osaka để xin phép biểu tình. Chúng tôi nghe nói rằng có một số tổ chức phi chính phủ khác sẽ có mặt để phản đối về sự can thiệp của Trung Quốc vào Hong Kong, nhưng sẽ có nhiều người muốn tập trung vào việc phản đối dự luật dẫn độ", theo Kiki, du học sinh Hong Kong tại Nhật Bản.

"Chúng tôi đã nhận được lời xin lỗi từ bà Carrie Lam nhưng dự luật chỉ bị đình chỉ. Chúng tôi muốn nó được rút hoàn toàn. Và chúng tôi muốn mọi người ở Hong Kong biết rằng nhiều người trên thế giới cũng ủng hộ họ", cô cho biết thêm.

Hội nghị G20: 32.000 cảnh sát bảo vệ 30.000 quan khách - Ảnh 4.

Các nhóm hoạt động biểu tình về nhiều vấn đề khác nhau - Ảnh: BLOOMBERG

Theo chuyên gia an ninh Lance Gatling, chính quyền Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm trong việc giữ trật tự an ninh để bảo vệ các nhà lãnh đạo di chyển giữa các địa điểm.

"Họ đã kiểm soát quyền ra vào các cơ sở cũng như các tuyến đường đi đến sân bay, và khi hội nghị thượng đỉnh bắt đầu, họ sẽ thiết lập nhiều lớp phòng thủ trong và ngoài để bảo vệ các nguyên thủ", ông Gatling cho biết.

Cảnh sát Nhật Bản cho biết họ sẽ giám sát các thế lực thù địch trong nước và xem xét kỹ lưỡng việc nhập cảnh của các công dân nước ngoài đến Nhật Bản trước hội nghị.

Nhiều nhóm hoạt động xuống đường biểu tình trước thềm Hội nghị G20 - Nguồn: Ruptly

LINH TÔ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giới chơi tiền điện tử bị bắt cóc liên tục ngay giữa thủ đô Pháp

Pháp ghi nhận một loạt các vụ bắt cóc nhắm vào những người chơi tiền điện tử giàu có, với hai vụ việc nạn nhân được giải cứu nhưng mất một ngón tay.

Giới chơi tiền điện tử bị bắt cóc liên tục ngay giữa thủ đô Pháp

Ông Trump ký nhiều thỏa thuận trị giá ngàn tỉ USD tại Qatar

Ông Trump ca ngợi tình bạn lâu năm của mình với Quốc vương Qatar, nói thêm Qatar đã ký kết 'đơn đặt hàng máy bay lớn nhất trong lịch sử Boeing'.

Ông Trump ký nhiều thỏa thuận trị giá ngàn tỉ USD tại Qatar

Ukraine: Đàm phán phải bắt đầu bằng một lệnh ngừng bắn

Một lệnh ngừng bắn vô điều kiện cũng là đề xuất của Kiev và châu Âu dành cho Nga. Matxcơva phớt lờ lệnh này và đề xuất đàm phán trực tiếp tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Ukraine: Đàm phán phải bắt đầu bằng một lệnh ngừng bắn

Giáo hoàng đề xuất làm trung gian đàm phán cho hòa bình

Giáo hoàng Leo XIV khẳng định Tòa thánh sẵn sàng làm trung gian cho các nước thù địch, kêu gọi lãnh đạo các quốc gia có xung đột hãy đến gặp và đàm phán.

Giáo hoàng đề xuất làm trung gian đàm phán cho hòa bình

Singapore xây thêm nhà ga T5 sân bay Changi, tăng công suất lên 140 triệu khách

Nhà ga T5 của sân bay Changi được khởi công sau nhiều năm tạm hoãn vì COVID-19, với những thay đổi về thiết kế nhằm phù hợp với nhu cầu đi lại sau đại dịch.

Singapore xây thêm nhà ga T5 sân bay Changi, tăng công suất lên 140 triệu khách

Úp mở chuyện đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông Trump gợi ý cho ông Putin?

Dù đang trong chuyến công du đến các quốc gia vùng Vịnh, ông Trump vẫn úp mở chuyện ông sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ cho cuộc đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine, nói rằng ông Putin sẽ muốn ông ở đó.

Úp mở chuyện đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông Trump gợi ý cho ông Putin?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar