25/05/2019 13:46 GMT+7

'Hội nghị Diên Hồng' bàn cách 'vun cao' vùng trũng giáo dục miền Tây

THÙY TRANG
THÙY TRANG

TTO - Tại hội nghị “Đánh giá thực trạng giáo dục mầm non, phổ thông khu vực ĐBSCL” diễn ra tại TP Cần Thơ sáng 25-5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phùng Xuân Nhạ nêu quyết tâm “nâng vùng trũng” giáo dục cho miền Tây.

Hội nghị Diên Hồng bàn cách vun cao vùng trũng giáo dục miền Tây - Ảnh 1.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì “hội nghị Diên Hồng” về giáo dục vùng ĐBSCL sáng 25-5 - Ảnh: THÙY TRANG

Ông Nhạ cho biết hội nghị trao đổi bàn bạc giải quyết bài toán không mới nhưng rất cần có sự đầu tư thêm và đầu tư sâu, đó là phát triển giáo dục ĐBSCL.

Theo Bộ trưởng Nhạ, vùng ĐBSCL trù phú, điều kiện thiên nhiên tốt, là một trong những khu vực tăng trưởng kinh tế trọng điểm. Mặc dù có sự cố gắng trong phát triển kinh tế, quan tâm tới các vấn đề xã hội, trong đó có giáo dục - đào tạo, vùng này vẫn còn nhiều khó khăn, vẫn là "vũng trũng" về giáo dục.

"Vấn đề đặt ra là phải nâng trũng, vun cao cho giáo dục ĐBSCL. Nhưng làm cách nào cần được phân tích kỹ, thấu đáo, đâu là nút thắt do khách quan, đâu là do chủ quan. Nếu không quyết tâm hóa giải những hạn chế của giáo dục thì khoảng cách giữa điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và cung cấp nguồn nhân lực sẽ ngày càng xa. Chúng ta cần bàn tương lai cho giáo dục ĐBSCL trong 5-10 năm tới", ông Nhạ đặt vấn đề

Đại diện tỉnh Long An chia sẻ những khó khăn như nhiều khi chỉ cách một con kênh thôi nhưng để đến trường, các em phải đi một vòng rất xa. Có những điểm trường lẻ chỉ có 18-20 học sinh học nhưng vẫn phải mở cho các em có chỗ học, phải phân bổ giáo viên, trong khi các em không thể hưởng thụ những cơ sở vật chất như của điểm chính.

"Chúng tôi thấy rằng việc sắp xếp các trường cần gắn liền với việc xây dựng nông thôn mới và xây dựng hệ thống giao thông", vị này đề nghị.

Hội nghị Diên Hồng bàn cách vun cao vùng trũng giáo dục miền Tây - Ảnh 2.

Lãnh đạo Sở Giáo dục - đào tạo tỉnh Long An “hiến kế” tại hội nghị sáng 25-5 - Ảnh: CHÍ QUỐC

Bà Trần Hồng Thắm, giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ, cho rằng cần có cơ chế cụ thể về việc xác định và điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư cho giáo dục đào tạo theo hướng tăng chi đầu tư cho phát triển, giảm chi thường xuyên (hiện chiếm 82% ngân sách chi cho giáo dục) theo hướng tăng quyền tự chủ, điều chỉnh cơ cấu chi cho các bậc học, ngành học, ưu tiên đầu tư cho các trường mầm non và giáo dục phổ thông.

Còn ông Nguyễn Hùng Nhiên, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hậu Giang, đề xuất có chế độ hỗ trợ cho giáo viên mầm non. Theo ông Nhiên, đây là cấp học cần được các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ bởi thời gian làm việc của mỗi cô giáo mầm non không phải 8 giờ như các ngành khác mà thực tế là 10-12 giờ/ngày, lương xuất phát điểm lại thấp.

Ông Nhiên nêu thực tế tại tỉnh Hậu Giang, do đang rất thiếu giáo viên nên một cô phải đảm trách lớp 25-40 trẻ nhưng không có chế độ hỗ trợ thêm. Trong khi theo quy định, lớp 2 buổi hoặc lớp bán trú phải có 2,2 cô/lớp trở lên.

Hội nghị Diên Hồng bàn cách vun cao vùng trũng giáo dục miền Tây - Ảnh 3.

Miền Tây vẫn còn được xem là “vùng trũng” về giáo dục. Trong ảnh: học sinh tỉnh Hậu Giang giờ tan trường - Ảnh: CHÍ QUỐC

Về nhân lực, ông Nhiên đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu cơ chế đặc thù riêng cho ngành giáo dục về vấn đề tinh giản biên chế. Vì hiện nay số học sinh, số lớp đều tăng, số biên chế giáo viên giảm sẽ khó khăn trong thực thi nhiệm vụ của ngành.

"Tinh giản biên chế đúng luật định thì từ năm 2015 đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015. Trung ương cần xem xét lại, bổ sung biên chế cho ngành giáo dục đào tạo, hoặc hợp đồng giáo viên để ngành thực hiện tốt nhiệm vụ", ông Nhiên nói.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết từ đề xuất, gợi ý các giải pháp của các địa phương, bộ sẽ tổng hợp và đề xuất Chính phủ cơ chế đầu tư cho giáo dục ĐBSCL.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh cần sự phối hợp của các địa phương, trong đó các địa phương cần thống nhất cơ cấu nguồn chi phù hợp, từng bước nâng trũng cho giáo dục khu vực ĐBSCL.

TTO - Sau kỳ thi THPT quốc gia, nếu không tự tin với kết quả thi, thí sinh nên đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá năng lực, bắt đầu mở đăng ký từ ngày 15-4 đến 31-5 để tăng thêm cơ hội.

THÙY TRANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar