01/08/2024 08:14 GMT+7

Hồi hộp, đánh trống ngực, người phụ nữ đi cấp cứu vì nhịp tim lên tới 207 lần/phút

Người phụ nữ ở Phú Thọ nhập viện cấp cứu trong tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim lên tới 207 lần/phút. Bệnh nhân được chẩn đoán cơn nhịp nhanh trên thất kịch phát.

Nếu không được điều trị, rối loạn nhịp tim có thể gây ra biến chứng như suy tim, đột quỵ... - Ảnh minh họa

Nếu không được điều trị, rối loạn nhịp tim có thể gây ra biến chứng như suy tim, đột quỵ... - Ảnh minh họa

Mới đây, khoa cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) tiếp nhận bệnh nhân nữ (37 tuổi, trú xã Chương Xá, Cẩm Khê) nhập viện trong tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim lên tới 207 lần/phút. Bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán cơn nhịp nhanh trên thất kịch phát.

Bệnh nhân sau đó được chỉ định ấn nhãn cầu, dùng thuốc chẹn Beta giao cảm, theo dõi nhịp tim liên tục qua máy monitor. Sau khi nhịp tim trở về tần số an toàn, không xuất hiện thêm cơn nhịp nhanh, bệnh nhân được chỉ định ra viện cuối tháng 7 vừa qua.

Bác sĩ Hà Huy Mến, trưởng khoa cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, cho biết với người trưởng thành, nhịp tim bình thường dao động 60 - 80 lần/phút, nhưng khi có cơn tim nhanh trên thất, nhịp tim có thể lên đến 140-250 nhịp/phút hoặc cao hơn.

"Nếu không được điều trị, các cơn nhịp nhanh có xu hướng kéo dài và tần suất mau hơn, gây nên tình trạng đau thắt ngực, làm tăng nguy cơ suy tim và những biến chứng tim mạch khác", bác sĩ Mến nhấn mạnh.

Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Ngô Tuấn Anh - trưởng khoa phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, rối loạn nhịp tim là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có biểu hiện đặc trưng là nhịp tim đập bất thường, quá nhanh (tần số >100 lần/phút) hoặc quá chậm (tần số < 60 lần/phút), không đều hoặc lúc nhanh lúc chậm.

Trong rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp nhanh thường gây nguy hiểm hơn cho người bệnh. Tất cả các vấn đề về rối loạn nhịp tim đều ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim, đối với những trường hợp rối loạn nhịp tim nặng, tim ngừng đập sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi và xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào.

Rối loạn nhịp tim có thể vô hại nhưng đa phần nó là biểu hiện của nhiều bệnh lý nặng, đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị sớm.

Vì vậy, khi có các biểu hiện bất thường cần sớm gặp bác sĩ, thăm khám để phòng tránh những biến cố nguy hiểm do bệnh gây ra.

Theo bác sĩ Tuấn Anh, triệu chứng của rối loạn nhịp tim rất đa dạng với mức độ từ nhẹ đến nặng. Một số bệnh nhân bị rối loạn nhịp nhưng hoàn toàn không có biểu hiện nào hoặc các biểu hiện khá mơ hồ.

- Ngất xỉu: Đây là triệu chứng nặng nhất của rối loạn nhịp tim đe dọa đến tính mạng người bệnh. Triệu chứng này cảnh báo bệnh tim nặng và đáng lo ngại vì nó có thể dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng như ngất xỉu khi đang lái xe, leo cầu thang. 

Nếu bệnh nhân bỗng nhiên bị ngất thì cần phải tìm rõ nguyên nhân để xử trí điều trị bệnh sớm.

- Một số triệu chứng nhẹ hơn như: Xuất hiện các cơn khó thở, thở ngắn, hồi hộp, lo lắng; Đánh trống ngực, tim đập mạnh trong lồng ngực kèm theo hụt hẫng; Choáng váng, chóng mặt, xây xẩm, cảm giác mất cân bằng; 

Có cảm giác tim ngừng đập một vài giây rồi đập mạnh trở lại; Đau tức ngực, có cảm giác ngực bị đè nén; Người mệt mỏi, yếu do hoạt động bơm máu của tim kém hiệu quả.

Rối loạn nhịp tim có thể gây ra biến chứng như suy tim, đột quỵ. Một số biến chứng khác có thể mắc phải như ngừng tim đột ngột, nhồi máu cơ tim…

Theo bác sĩ, để phòng ngừa và kiểm soát rối loạn nhịp tim, điều quan trọng nhất là phải kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát tim mạch 6 tháng hoặc ít nhất là 1 năm/1 lần để phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn.

Ngoài ra, kiểm soát huyết áp, lượng cholesterol trong cơ thể. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để điều trị tốt các bệnh lý nguy cơ.

Ăn ít muối, sử dụng các nhóm thực phẩm tốt cho tim như trái cây, rau, ngũ cốc, cá… Cần hạn chế tối đa các thực phẩm chứa chất béo bão hòa và thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.

Có lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng, không thức khuya, loại bỏ các chất kích thích ra khỏi cuộc sống.

Hội thảo khoa học cập nhật xu hướng mới trong chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp tim

Ngày 21-10, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long tổ chức hội thảo khoa học chủ đề “Cập nhật xu hướng mới trong chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp năm 2023”.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Bé trai 5 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) nghịch dây rút quần rồi tự 'thắt cổ', treo mình trên dây mắc màn.

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?

Chỉ trong thời gian ngắn đã liên tiếp xảy ra những vụ việc hành hung nhân viên y tế gây phẫn nộ. Điểm chung của những vụ việc đều xảy ra ở phòng cấp cứu - nơi bác sĩ chiến đấu để giành giật sự sống cho bệnh nhân.

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar