24/02/2019 19:37 GMT+7

Hội đồng Cạnh tranh yêu cầu gì khi điều tra bổ sung vụ Grab mua Uber?

BẢO NGỌC - CÔNG TRUNG
BẢO NGỌC - CÔNG TRUNG

TTO - Nội dung cụ thể Hội đồng Cạnh tranh quốc gia yêu cầu Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng mở rộng điều tra để làm rõ hành vi độc quyền của Grab đã rõ hơn. Trong khi đó, Grab vừa kiến nghị lắp đèn LED trong xe thay đeo mào như taxi.

Hội đồng Cạnh tranh yêu cầu gì khi điều tra bổ sung vụ Grab mua Uber? - Ảnh 1.

Việc điều tra bổ sung sẽ làm rõ hành vi độc quyền của Grab trên thị trường taxi công nghệ - Ảnh: Tư liệu

Hội đồng này đã yêu cầu cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng làm rõ mối liên quan giữa việc chuyển nhượng và quyền bỏ phiếu tại các cơ quan quản lý của doanh nghiệp bị kiểm soát (Công ty TNHH Uber Việt Nam - Uber Việt Nam) để nắm quyền chi phối ngành nghề kinh doanh; lợi ích Công ty TNHH (Grab) thu được từ hoạt động kinh doanh của Uber.

Hội đồng cũng yêu cầu làm rõ mảng hoạt động kinh doanh của Uber VN và Công ty Uber B.V về dịch vụ trung gian kết nối vận tải và vai trò của các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong hành vi được điều tra.

Một yêu cầu khác là xác định các tác động làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh của hành vi tập trung kinh tế trên thị trường dịch vụ trung gian kết nối vận tải hành khách giữa người đi xe với lái xe ô tô dưới 9 chỗ trong điều kiện đang thí điểm loại dịch vụ này.

Để xác định thị phần của các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường cần xác định chính xác số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian kết nối vận tải hành khách tại thời điểm tập trung kinh tế - sáp nhập Uber Việt Nam với Grab (tháng 3-2018), và xác định lại doanh thu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian kết nối vận tải hành khách.

Đồng thời, cần xác định chính xác chủ thể bị xử lý vi phạm trong vụ việc, và chủ thể chịu trách nhiệm liên đới nếu có.

Bổ sung đánh giá tác động sau khi các bên bị điều tra thực hiện hành vi tập trung kinh tế với 3 nhóm đối tượng: công ty kinh doanh dịch vụ vận tải taxi và hợp tác xã vận tải, người lái xe, người đi xe.

Theo quy định của Luật cạnh tranh, trường hợp thị phần kết hợp của Uber Việt Nam và Grab khi sáp nhập chiếm từ 30 - 50% quy mô thị trường liên quan mà không thông báo cho cơ quan cạnh tranh trước khi thực hiện, doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế sẽ bị phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

Nếu thị phần vượt quá 50% thì giao dịch có khả năng bị cấm thực hiện.

Trước đó, hồi tháng 3-2018, Uber B.V đã nhượng lại hoạt động kinh doanh tại Đông Nam Á cho Grab để đổi lấy 27,5% cổ phần của đối thủ. Theo số liệu của Bộ Giao thông - vận tải, vào thời điểm cuối 2017, tổng lượng xe tham gia thị trường cung cấp dịch vụ trung gian kết nối vận tải hành khách là 36.809 chiếc, với 10 hãng cung cấp phần mềm.

Trong số này Uber Việt Nam và Grab chiếm tới 35.590 xe, cụ thể số lượng xe Uber là 6.006, còn Grab có 29.584 xe.

Như vậy, sau khi sáp nhập Uber Việt Nam với Grab, thị phần Công ty TNHH Grab có thể chiếm khoảng 96,7% thị trường cung cấp dịch vụ trung gian kết nối vận tải hành khách xét theo số lượng xe tham gia dịch vụ.

Trong khi đó, Công ty TNHH Grab vừa có văn bản gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất cách tiếp cận chính sách đối với dịch vụ đặt xe qua ứng dụng trực tuyến. Theo đó, Grab đề xuất phân loại dịch vụ đặt xe qua ứng dụng trực tuyến là Dịch vụ kết nối vận tải - một phân ngành mới của Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo quy định của Luật giao thông đường bộ để áp dụng những quy định và điều kiện phù hợp.

Dù Grab không phủ nhận hoạt động của loại hình xe áp dụng hợp đồng điện tử có những điểm tương đồng với loại hình taxi truyền thống nên cũng có thể coi phương tiện xe Grabcar là một loại hình taxi. Tuy nhiên, Grab cho rằng hai loại hình này có một số điểm khác biệt quan trọng về cách thức vận hành, công cụ tính cước và nhận diện xe. Hãng này kiến nghị taxi công nghệ không cần có đồng hồ tính tiền và niêm yết giá; không cần có sơn logo và hộp đèn taxi gắn cố định trên nóc xe, thay vào đó có thể yêu cầu lắp đèn LED trong xe; không được đón khách vãng lai trên đường mà không thông qua dịch vụ kết nối vận tải.

TTO - Đại diện Grab VN cho biết đã nhận được công văn Hội đồng Cạnh tranh Việt Nam thông báo quyết định trả hồ sơ để điều tra vụ Grab và Uber sáp nhập tại Việt Nam.

BẢO NGỌC - CÔNG TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ

Chuyến công tác Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính mở ra những cơ hội xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nam Mỹ.

Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ

Khám phá tam giác trị liệu tại 'Đảo châu Âu' - biểu tượng Wellness Island tại miền Trung

Trên diện tích 33ha, cư dân của 243 căn biệt thự được sống biệt lập, kín đáo, chăm sóc sức khỏe từ tam giác trị liệu: sống thư thái từ tác động gian mặt nước, các khu vườn chủ đề ngay bên thềm nhà, tận hưởng dịch vụ cao cấp tại Wellness Clubhouse.

Khám phá tam giác trị liệu tại 'Đảo châu Âu' - biểu tượng Wellness Island tại miền Trung

Ông Putin: Nhóm BRICS đã vượt mặt G7 'chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu'

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nhóm BRICS đã vượt qua nhóm 7 nước công nghiệp phát triển G7 (gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Mỹ) về GDP.

Ông Putin: Nhóm BRICS đã vượt mặt G7 'chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu'

Tin tức sáng 7-7: Người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn tiếp tục được hỗ trợ mức quy định

Một số tin tức đáng chú ý: Khối ngoại mua ròng chứng khoán mạnh nhất 2 năm; Phạt Chứng khoán CV vì không gửi báo cáo liên quan rửa tiền...

Tin tức sáng 7-7: Người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn tiếp tục được hỗ trợ mức quy định

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế đối với các hợp đồng mua sắm thiết bị y tế có giá trị trên 45 triệu NDT (6,3 triệu USD) từ Liên minh châu Âu (EU).

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Gần đây nhiều du khách bị các đối tượng lập fanpage homestay, khách sạn tại tỉnh Đắk Lắk mới để lừa đặt cọc tiền phòng rồi chiếm đoạt.

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar