15/07/2021 14:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Phản ứng của vắc xin Pfizer có khác vắc xin AstraZeneca?

THU HIẾN
THU HIẾN

TTO - Theo các bác sĩ, so với vắc xin AstraZeneca thì các phản ứng đau tại chỗ và mệt mỏi sau tiêm vắc xin Pfizer nhiều hơn, còn các triệu chứng như sốt và rối loạn tiêu hóa lại ít hơn.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Phản ứng của vắc xin Pfizer có khác vắc xin AstraZeneca? - Ảnh 1.

Người dân được khám sức khỏe trước khi tiêm vắc xin ở TP.HCM trưa 22-6 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

TS.BS Nguyễn Huy Luân và ThS.BS Nguyễn Hiền Minh - đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - chia sẻ về sự khác nhau giữa hai loại vắc xin.

* Phản ứng sau tiêm của vắc xin Pfizer có gì khác so với vắc xin AstraZeneca?

- Phản ứng sau tiêm của vắc xin Pfizer:

Những phản ứng bất lợi thường gặp nhất ở trẻ vị thành niên từ 12 đến 15 tuổi là đau tại vị trí tiêm trên, kiệt sức và đau đầu, đau cơ và ớn lạnh, đau khớp và sốt.

Đối với người từ 16 tuổi trở lên là đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, đau đầu, đau cơ và ớn lạnh, đau khớp, sốt và thường có cường độ nhẹ hoặc vừa và khỏi trong vòng một vài ngày sau khi tiêm vắc xin.

Các phản ứng ít gặp bao gồm: nổi hạch, các phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, ban, mề đay, phù mạch, mất ngủ, đau chi, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm.

So với vắc xin AstraZeneca thì các phản ứng đau tại chỗ và mệt mỏi sau tiêm vắc xin Pfizer nhiều hơn. Tuy nhiên các triệu chứng như sốt và rối loạn tiêu hóa sau tiêm thì vắc xin AstraZeneca lại nhiều hơn vắc xin Pfizer.

* Người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin AstraZeneca có cần tiêm thêm 1 mũi vắc xin Pfizer?

- Hiện nay không có khuyến cáo chính thức nào từ WHO, CDC Hoa Kỳ về việc tiêm thêm một mũi nhắc (booster) sau khi hoàn tất đủ 2 mũi vắc xin COVID-19. Việc theo dõi hiệu lực bảo vệ kéo dài của vắc xin cho thấy thời gian bảo vệ là 6 - 12 tháng.

Thực tế những trường hợp bệnh nặng nhập viện và tử vong do COVID-19 đều là những người chưa được tiêm vắc xin.

Trong nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 và trong bối cảnh nguồn lực vắc xin còn nhiều hạn chế trên thế giới, hiện nay vắc xin chỉ được chỉ định tiêm 2 liều.

* Những lưu ý khi tiêm vắc xin Pfizer tại Việt Nam?

- Vắc xin hiện được chỉ định cho người từ 18 tuổi trở lên. Trong thời gian sắp tới, độ tuổi được chỉ định tiêm sẽ được cập nhật theo nguồn lực vắc xin của Việt Nam.

Đường tiêm của Pfizer là tiêm bắp, liều lượng: 0,3 ml, lịch tiêm: 2 mũi cách nhau từ 3 đến 4 tuần.

Khuyến cáo hiện nay của Bộ Y tế Việt Nam là sử dụng cùng một loại vắc xin phòng COVID-19 để tiêm đủ 2 liều cho cùng một đối tượng.

* Người có bệnh mãn tính (như rối loạn đông máu, tăng huyết áp, thoái hóa khớp...) có thể tiêm vắc xin Pfizer?

- Người có bệnh lý nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

Người bệnh không được tự ý ngừng thuốc đang điều trị vì lý do tiêm vắc xin COVID-19, và ngày đi tiêm vắc xin cần đem theo toa thuốc và bệnh án đang điều trị để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Pfizer cam kết 20 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ em Việt Nam

Ngày 14-7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có cuộc làm việc trực tuyến với ông John Paul Pullicino - tổng giám đốc Công ty TNHH Pfizer Việt Nam.

Tại cuộc họp, Bộ Y tế đã thỏa thuận, đàm phán ban đầu với Pfizer về việc cung ứng, bổ sung cho Việt Nam 20 triệu liều vắc xin COVID-19 để tiêm chủng cho trẻ em từ 12 - 18 tuổi. Việt Nam hiện có khoảng 9 triệu trẻ em trong độ tuổi này.

Phía Pfizer cam kết đảm bảo cung ứng 20 triệu liều vắc xin này trong quý 4-2021 để Việt Nam kịp thời triển khai tiêm chủng.

Đến sáng 15-7, đã có thêm 921.400 liều vắc xin AstraZeneca về Việt Nam hạ cánh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Như vậy, đến nay đã có hơn 1,9 triệu liều vắc xin AstraZeneca về Việt Nam.

Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 TP.HCM, chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 đợt 5 trong thời gian sắp tới với 1,1 triệu liều được thực hiện trong vòng 2 - 3 tuần (tùy theo tình hình diễn biến dịch) tại TP Thủ Đức và các quận, huyện với 312 phường, xã.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19

Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.

Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ trong 15 ngày để dập dịch.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Người dân ở TP.HCM sẽ được tiêm vắc xin đợt 5 thế nào?

TTO - Hơn 100.000 người hoãn tiêm vắc xin đợt 4 có được tiêm lần tới đây? Người dân có thể đăng ký ở đâu hay chờ theo danh sách được gọi? Đợt này, TP.HCM tổ chức tiêm ở đâu?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Ngày 7-7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip xe buýt 150 chạy tuyến bến xe buýt Chợ Lớn - ngã ba Tân Vạn thì đột ngột dừng giữa đường đón khách gây nguy hiểm cho người đi đường.

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

TP.HCM sẽ chính thức khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm mới từ ngày 10-7, thay thế cây cầu sắt cũ đã xuống cấp sau hơn nửa thế kỷ.

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Các bên liên quan thống nhất làm đường tạm cho xe chạy 2 chiều, kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Công trường dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 ngày 19-8, giai đoạn 2 vào cuối tháng 9.

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

TP Cần Thơ được thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ cũ. Sau sáp nhập, người dân, doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế ở đâu?

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar