09/07/2024 15:54 GMT+7

Học viên Đài Loan tốt nghiệp thạc sĩ báo chí tại Việt Nam

Peng Chun Sheng (Đài Loan, Trung Quốc) là một trong 6 học viên đầu tiên tốt nghiệp ngành thạc sĩ báo chí khóa 1 Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM).

Peng Chun Sheng hoàn thành chương trình thạc sĩ báo chí đúng tiến độ, trở thành một trong sáu thạc sĩ báo chí đầu tiên của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: M.G.

Peng Chun Sheng hoàn thành chương trình thạc sĩ báo chí đúng tiến độ, trở thành một trong sáu thạc sĩ báo chí đầu tiên của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: M.G.

Sáng 9-7, Peng Chun Sheng (27 tuổi) nhận bằng tốt nghiệp thạc sĩ báo chí. Sheng tốt nghiệp cử nhân báo chí Đại học Văn hóa Trung Quốc (Đài Bắc, Đài Loan) năm 2019.

Vừa học thạc sĩ, vừa học văn hóa

Nói về lý do chọn học thạc sĩ báo chí, Sheng cho biết rất tình cờ và thú vị. Cuối năm 2019, Sheng một mình qua Việt Nam học tiếng Việt. Sheng dự định học trong 6 tháng, sau đó quay về Đài Loan tìm việc. 

"Không nhiều phóng viên truyền hình Đài Loan nói được tiếng Việt. Do đó, nếu vừa có tiếng Anh vừa nói được tiếng Việt sẽ đặc biệt hơn những phóng viên khác" - Sheng chia sẻ.

Thế nhưng 6 tháng ấy đã kéo dài đến tận bây giờ và có thể sau này. Sheng nói sau 6 tháng học tiếng Việt, bản thân rất thích sống tại Việt Nam. 

"Tính cách người Việt cởi mở, thích giúp đỡ người khác. Tôi đã được nhiều người giúp đỡ và rất biết ơn điều đó. TP.HCM cũng rất sôi động, khác với vẻ khá yên tĩnh tại Cao Hùng quê hương tôi, kể cả Đài Bắc. Đồ ăn Việt Nam cũng rất ngon. Hủ tiếu Nam Vang thực sự rất ngon. Rồi còn có hột vịt lộn, một mình tôi có thể ăn hết 6 quả" - Sheng chia sẻ thêm.

Học thạc sĩ không chỉ học kiến thức, ngôn ngữ mà quan trọng là có môi trường để quan sát, học về văn hóa, phong tục tập quán người Việt. Tôi dự định tận dụng những điều mình học được để làm việc lâu dài ở Việt Nam.
Peng Chun Sheng

Việc chọn Việt Nam cũng có phần vì có liên quan đến Việt Nam. Ông ngoại Sheng là người Hoa, từng sống ở Việt Nam và mẹ Sheng sinh ra ở đây. Tuy nhiên sau đó cả gia đình chuyển về Đài Loan. Khi Sheng còn nhỏ, ba Sheng cũng có thời gian làm việc tại Việt Nam. 

"Dù không sinh ra và cũng không phải người gốc Việt nhưng tôi cảm nhận có sự liên quan với Việt Nam nên đã chọn nơi đây học tập" - Sheng nói thêm về lý do đến Việt Nam học tập.

Sheng nói bản thân từng học báo nên muốn học thạc sĩ báo chí. Nhưng mục đích chính khi học thạc sĩ là để học thêm tiếng Việt. 

"Tôi có đọc được thông tin tuyển sinh thạc sĩ báo chí khóa 1 và đã lên khoa hỏi thông tin. Trưởng khoa nói người nước ngoài có thể học được và tôi đã đăng ký" - Sheng nhớ lại. 

Sheng sau đó được xét trúng tuyển, không phải thi tuyển như các học viên khác.

Học tiếng Việt từ bà bán rau ngoài chợ

Sheng là học viên khóa thạc sĩ báo chí đầu tiên của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: M.G.

Sheng là học viên khóa thạc sĩ báo chí đầu tiên của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: M.G.

Tốt nghiệp thạc sĩ báo chí, nhiều người hỏi Sheng học được gì. Việc học được gì đối với Sheng không quá quan trọng. Điều quan trọng là tiếng Việt của Sheng đã thành thạo hơn rất nhiều, hiểu thêm về hoạt động báo chí tại Việt Nam, có thêm nhiều mối quan hệ mới trong quá trình học thạc sĩ.

Trước đây, Sheng vừa học vừa dạy kèm tiếng Trung (phồn thể) cho học sinh tại TP.HCM. Tuy nhiên gần đây, Sheng có thêm nhiệm vụ mới. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và cơ quan giáo dục Đài Loan hợp tác. Sheng được Cơ quan giáo dục Đài Loan cử giảng dạy tiếng Trung tại một trường đại học tại TP.HCM.

Học tiếng Trung với nhiều người Việt cũng tương tự như Sheng lúc bắt đầu học tiếng Việt. Tất cả bắt đầu từ số 0. Sheng nói học tiếng Việt ở trường, sách vở chỉ là một phần, điều quan trọng là giao tiếp hằng ngày, phải nói nhiều. 

Nói mà người nghe không hiểu cũng không sao. Họ sẽ không bắt bẻ vì bạn nói sai bởi bạn đang học tiếng và cố gắng để có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ của họ.

"Lúc còn học tiếng Việt tôi rất hay đi chợ. Tôi đi để nói chuyện với bà bán rau, ông bán nước mía, chú sửa xe. Có những điều tôi nói họ không hiểu nhưng tôi không buồn. Bởi tôi biết mình cần phải cố gắng nhiều hơn. Họ cũng đã cố gắng lắng nghe, cố gắng hiểu những gì tôi nói. 

Thế nên tôi luôn khuyến khích học sinh của mình nói nhiều, nói sai cũng được. Nói mới biết mình sai ở đâu mà sửa, nói nhiều sẽ tự tin hơn" - Sheng chia sẻ thêm.

Tuyển sinh thạc sĩ: Ngành chọi 'sứt đầu mẻ trán', ngành trắng thí sinh

Số lượng dự tuyển thạc sĩ tại các trường đại học giảm dần đều trong các năm qua. Nhiều ngành không có người học.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt đầu đăng ký nguyện vọng từ ngày 16-7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), 8h ngày 16-7, thí sinh sẽ biết điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Bắt đầu đăng ký nguyện vọng từ ngày 16-7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

Bắt nhịp cùng xu hướng chuyển dịch toàn cầu và nhu cầu bứt phá của nền kinh tế số, Trường Đại học FPT (FPTU) tiếp tục mở rộng hệ thống ngành học với những chuyên ngành mới mang tính đón đầu.

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ tiếp tục đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 12-7.

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Sau sáp nhập địa giới, xã Triệu Phong - nơi chúa Nguyễn lập nghiệp gần 500 năm trước - có Trường tiểu học Nguyễn Hoàng. Đây là điều tâm huyết của nhiều người suốt một thập kỷ qua.

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Lớp học về chuyển đổi số, sử dụng AI và phòng chống lừa đảo của thầy Đinh Ngọc Sơn sau 3 tháng hoạt động đã hỗ trợ hàng trăm người cao tuổi.

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian chờ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh lên mạng xã hội tìm việc làm thêm, nhiều em đã bị kẻ lừa đảo dụ dỗ vào bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar