16/01/2016 11:54 GMT+7

Học trò hay thầy cô, cha mẹ thi?

M.M.
M.M.

TT - Tôi đang nói đến những kỳ thi trên mạng - Olympic toán và IOE (Olympic tiếng Anh).

Phải công nhận việc công nghệ hóa những bài tập kích thích trẻ nhiều lắm. Những bài tập toán có hình ảnh động, âm thanh... Còn bài tập tiếng Anh cũng thế, hình ảnh rất trực quan, sinh động, đặc biệt các em được nghe chính giọng của người bản xứ...

Tôi cố tình nói những bài tập mà không nói những vòng thi vì rõ ràng với những bài tập ở mức độ nâng cao như vậy, các em tiếp cận với tâm thế học là phù hợp.

Học trên mạng, các em làm quen với công nghệ thông tin, được làm quen với những bài tập đòi hỏi kỹ năng ở mức độ vận dụng hơn là nhận biết, thông hiểu. Nếu gặp khó khăn, các em sẽ được sự trợ giúp từ phía thầy cô, phụ huynh. Còn bảo là thi e rằng các em sẽ có tâm lý “sợ”...

Con trai tôi học lớp 4, là học sinh giỏi, thầy cô ở trường lập nick cho tham gia các kỳ thi trên mạng.

Thú thật, ban đầu thì cu cậu rất hứng thú vì mới, lạ, vì hình thức của các bài tập rất sinh động, hấp dẫn... nhưng sau đó gần như sợ vì bài tập quá khó.

Mỗi lần gọi lên mạng làm bài tập thì cu cậu sẽ lắc đầu và không còn chút tự tin nào nữa, “dõng dạc” bảo: “Con không làm được bài tập trên mạng đâu!”. Nếu ép vào làm thì sẽ loay hoay, mướt mồ hôi.

Cũng đúng thôi, những bài toán không dành cho học sinh khá giỏi thông thường, bên Ioe cũng không khác, lượng từ vựng thí sinh gặp hầu như đã hơn phân nửa là từ mới. Nếu không có sự trợ giúp của người lớn sẽ không qua nổi một vòng toán.

Còn bên Ioe, cậu con tôi được thầy giáo khen là học tiếng Anh tốt, kỹ năng nghe, đọc, viết khá nhưng khi vào làm ở các vòng thi, phần nhiều là từ mới, kiến thức ngữ pháp cũng mới, cu cậu lại ngơ ngác, vất vả với những bài tập.

Duy trì được một thời gian như vậy, từ chỗ sợ con tôi đâm ra chán nản, nghe nói lên mạng làm bài tập là ớn liền.

Ấy vậy nhưng cách một, hai tuần cô giáo chủ nhiệm gọi và nhắc nhở tôi cho cháu làm bài tập để kịp các vòng thi. Tôi thấy được sức học của con mình không thể tham gia thi và cũng thấy được độ khó của những vòng thi, nhưng theo lời cháu thì thầy cô kêu gọi tất cả học sinh tham gia các kỳ thi trên mạng. Con trai tôi không muốn thi nhưng vẫn sợ vì cô nhắc nhở.

Tôi thấy con của bạn mình đoạt giải ở các kỳ thi trên mạng nên đến hỏi thăm bí quyết. Những người bạn tôi kể rằng họ lập cho con hàng tá nick ảo, bố mẹ cùng con làm nhừ các vòng thi thử rồi mới cho con giải bằng nick thật đã đăng ký ở trường.

Ồ, đó là một cách học, chẳng phải như thế sẽ giúp trẻ rèn kỹ năng giải quyết các bài tập ở cả hai môn toán lẫn tiếng Anh sao. Giá như chỉ dạy trẻ học như thế, còn nếu thi thì hãy mạnh dạn để trẻ tự lực, đừng quan trọng thành tích.

Nói như vậy nhưng đâu dễ làm như vậy, vì hầu như khi trẻ tham gia các vòng thi Olympic toán hay Ioe ở nhà thì sẽ có thầy cô hoặc cha mẹ ngồi sau lưng hỗ trợ. Tôi giật mình nghĩ phải chăng người lớn đang vô tình dạy trẻ không thật thà trong thi cử, tệ hơn là tính ỷ lại?

M.M.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa thông qua danh sách 39 ứng viên là các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn về công tác tại đại học này.

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Sáng 17-5, vòng chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và ấn phẩm Nhi Đồng (báo Tuổi Trẻ) phối hợp tổ chức, diễn ra tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3, TP.HCM.

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Thanh tra Chính phủ sẽ đảm nhiệm thanh tra lĩnh vực giáo dục

Dự kiến từ ngày 1-6, Thanh tra Chính phủ sẽ chính thức thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục, khi không còn Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thanh tra Chính phủ sẽ đảm nhiệm thanh tra lĩnh vực giáo dục

Gần 17.500 thí sinh thi đánh giá năng lực 'tranh suất' vào trường sư phạm

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội năm nay tăng khoảng 6.000 thí sinh so với năm ngoái. Trung bình một thí sinh đăng ký khoảng 3,1 bài thi.

Gần 17.500 thí sinh thi đánh giá năng lực 'tranh suất' vào trường sư phạm

Tốt nghiệp thủ khoa, nữ SV được cấp học bổng thạc sĩ và sinh hoạt phí 15 triệu đồng/tháng

Lê Thị Mỹ Quyền - cựu học sinh Trường THPT Giồng Ông Tố (TP.HCM) - tốt nghiệp thủ khoa năm 2024 Trường đại học Quốc tế Sài Gòn.

Tốt nghiệp thủ khoa, nữ SV được cấp học bổng thạc sĩ và sinh hoạt phí 15 triệu đồng/tháng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar