21/12/2019 12:44 GMT+7

Học thuộc văn mẫu để lấy điểm cao là thứ văn giả dối

THÁI HOÀNG
THÁI HOÀNG

TTO - Tôi đã dạy các con không cần tốn thời gian để học thuộc lòng. Nói trắng ra, học thuộc văn mẫu để lấy điểm cao là thứ văn giả dối, từ giả dối trong học tập dễ dẫn đến giả dối trong gia đình, ngoài xã hội.

Trên đường đi, chúng ta không khó để thấy cảnh học sinh ngồi vắt vẻo trên xe máy sau lưng cha mẹ cầm sách vở tra bài.

Mỗi dịp thi học kỳ 1, học kỳ 2, hình ảnh này càng rõ nét. Nhiều học sinh đạt điểm 9, điểm 10 nhưng thi xong là quên, để lại những con điểm cao chỉ có giá trị... bệnh thành tích.

Cũng có không ít giáo viên muốn được nhà trường ghi nhận mình "không phải dạng vừa đâu" nên họ áp dụng dạy học trò thi cử theo hướng "an toàn": học vẹt đạt điểm cao. Những giáo viên dám "bứt phá" đôi khi lại bị coi là... có vấn đề.

Một câu hỏi lớn là: "Bao giờ thôi hết đề cương?". Điểm cao để làm gì khi học sinh phải học mụ cả người, nặng kiến thức sách vở mà thiếu kiến thức thực tế, thậm chí không biết làm những điều vụn vặt trong gia đình, lúng túng khi ứng xử một việc gì đó, dù nhỏ, ở ngoài xã hội.

Nếu các bậc phụ huynh cố gắng "quan sát" sách vở của con mình sẽ thấy được rằng: hầu như môn nào cũng có đề cương, môn nào cũng có phần học vẹt, thậm chí có những môn hoàn toàn học vẹt. 

Lối học vẹt khiến cho học sinh yếu và thiếu áp dụng thực tế, học một cách máy móc. Buồn thay, những bài văn dài dằng dặc nhiều em "gồng mình" học thuộc để lấy điểm cao năm nay, năm sau hỏi lại không ít em không còn nhớ gì. Chữ của thầy cô trong đề cương đã... trả lại đề cương.

Cũng chính vì vậy, tôi đã dạy các con không cần tốn thời gian để học thuộc lòng. Tuyệt đối nói không với văn mẫu (chỉ xem để tham khảo) từ sách, mạng xã hội, thầy cô. Nói trắng ra, học thuộc văn mẫu để lấy điểm cao là thứ văn giả dối, từ giả dối trong học tập (văn học là nhân học) dễ dẫn đến giả dối trong gia đình và ngoài xã hội. 

Thứ văn chương giả dối, sáo rỗng đang phổ biến ở các cấp học, rất nguy hiểm. Tôi "cởi trói" cho con bằng việc học để hiểu, học nắm kiến thức để vận dụng vào thực tế chứ không phải để lấy điểm cao mà giá trị ảo. Đó cũng là điều tôi dạy học trò của mình.

Bao giờ thôi hết đề cương? Ai dám bứt phá (cả thầy cô và phụ huynh) để dạy cho học sinh giá trị thật?

'Nhìn xấp đề cương ôn thi của con mà tôi kinh hãi'

TTO - Con cái chúng ta đang ôn thi quá khổ sở. Mai thi môn này phải cố học thuộc kiến thức, làm bài xong bỏ sang một bên để 'gạo' bài môn khác cho buổi thi tiếp theo.

THÁI HOÀNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Ngày 10-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã nhận kết quả bước đầu tham gia chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024.

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Không kể mưa nắng, Hiếu từng có 10 năm cõng Minh đến trường. Hôm nay, nam sinh lại cõng người bạn thân lên bục nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar