08/01/2019 19:20 GMT+7

Học sinh TP.HCM đề xuất cần có bộ quy tắc ứng xử tại phố đi bộ

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TTO - Từ việc phát phiếu khảo sát, lấy ý kiến trực tiếp khách du lịch, người dân và cả khảo sát trực tuyến: hai học sinh Trường THCS Chu Văn An, quận 1, TP.HCM đã có những đề xuất khá thú vị.

Học sinh TP.HCM đề xuất cần có bộ quy tắc ứng xử tại phố đi bộ - Ảnh 1.

Nam Phong (bìa phải) và Minh Dũng (bìa trái) thuyết trình về những đề xuất của mình về Phố đi bộ Bùi Viện tại Hội thi KHKT ngày 8-1. Ảnh: H.HG

"Trường THCS Chu Văn An, quận 1  nằm trên đường Cống Quỳnh, giao nhau với phố đi bộ Bùi Viện. Là học sinh của Trường THCS Chu Văn An và cũng là người dân sinh sống ở gần đường Bùi Viện nên chúng em đã đặt ra rất nhiều câu hỏi. Đó cũng là lý do dẫn chúng em đến với đề tài nghiên cứu "Thực trạng và định hướng phát triển bền vững phố đi bộ Bùi Viện" - Trần Lê Nam Phong và Lê Trần Minh Dũng - học sinh lớp 8 Trường THCS Chu Văn An, cho biết.  

Đề tài trên đã lọt vào vòng chung kết hội thi Khoa học Kỹ thuật cấp TP do Sở GD-ĐT tổ chức ngày 8-1 tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.

Nam Phong kể: Qua phần khảo sát, chúng em nhận thấy du khách tập trung quan tâm đến một số vấn đề như: phương tiện giao thông thường xuyên di chuyển trên tuyến phố gây mất an toàn giao thông, vẻ mĩ quan cũng như gây ra tiếng ồn, gây ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi, giải trí của họ. Họ mong muốn con đường này phải thật sự đúng nghĩa là tuyến phố dành riêng cho người đi bộ.

Thứ hai, tuy có sự quản lí chặt chẽ của ban quản lí nhưng cũng không ít trường hợp đã gây náo loạn, xâm phạm tài sản của du khách. Ngoài ra, còn xảy ra tình trạng cự cãi, chống đối của các đối tượng say xỉn, gây rối; tình trạng người lang thang, ăn xin, bán hàng rong, kẹo kéo, du khách ca hát gây mất trật tự. Chính những nguyên nhân này khiến nhiều du khách băn khoăn, do dự khi đến đây.

Thứ ba, một số du khách mong muốn cần có nhiều hoạt động văn hóa truyền thống, xây dựng thêm các công trình văn hóa mang dấu ấn Việt Nam trên tuyến phố. Điều đó giúp du khách biết đến các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta, giúp tuyến phố hài hòa hơn giữa truyền thống và hiện đại.

Thứ tư, nhiều du khách mong muốn trang bị nhiều thùng rác trên phố để dễ dàng tìm nơi bỏ rác, tránh vứt lung tung, đảm bảo vệ sinh môi trường, làm cho Bùi Viện trở thành một tuyến phố thân thiện với môi trường.

Thứ năm, hiện tại trên phố đi bộ rất ít cây xanh, phân lớn là cây nhỏ, ít bóng mát, họ mong muốn tuyến phố có nhiều cây xanh hơn, góp phần làm không khí trong lành, tránh gây oi bức vào mỗi buổi trưa.

Thứ sáu là giá cả của các mặt hàng chưa phù hợp, nơi giữ xe tham quan chưa có hệ thống, chật chội, wifi rất yếu, cũng như thái độ phục vụ của một số cơ sở kinh doanh trên tuyến phố chưa chuẩn mực, thân thiện.

Học sinh TP.HCM đề xuất cần có bộ quy tắc ứng xử tại phố đi bộ - Ảnh 2.

Nam Phong (áo vàng bìa phải) và Minh Dũng (bìa trái) thuyết trình về những đề xuất của mình về Phố đi bộ Bùi Viện tại Hội thi KHKT ngày 8-1. Ảnh: H.HG

Tại Vòng chung kết hội thi Khoa học Kỹ thuật ngày 8-1, Nam Phong và Minh Dũng đã gây sự chú ý khi đề xuất hàng loạt các giải pháp: tổ chức  nhiều hơn các hoạt động giao lưu, biểu diễn văn hóa nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa truyền thống Việt Nam; Phát hành Bộ quy tắc ứng xử tại Phố đi bộ qua hình thức phát tờ rơi hoặc poster, lắp đặt bảng Nội quy Phố đi bộ để du khách có thể thực hiện đúng, góp phần phát triển văn hóa tuyến phố; Xây dựng hình ảnh, quảng bá thông tin, bản đồ du lịch qua nhiều hình thức khác nhau để giới thiệu phố đi bộ đến mọi người trong nước lẫn quốc tế; Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng giao tiếp ứng xử với du khách cho các cơ sở kinh doanh;…

Được biết, sau hơn một năm ra mắt, đến nay, vào các ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, phố đi bộ Bùi Viện đã thu hút từ 1.000 - 1.500 lượt; vào các dịp lễ hội có từ 4.000 - 5.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ du lịch.

TTO - Đó là chủ trương chung, cũng đồng thời là mong muốn của đông đảo người dân, chính quyền và du khách nước ngoài đến TP.HCM.

HOÀNG HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây dựng với mục tiêu đào tạo nghề, giúp học việc có nơi thực hành trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao tay nghề để tạo ra thu nhập. Thế nhưng trung tâm hoàn thành đi vào sử dụng được 2 năm đã tạm dừng hoạt động.

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Liên quan đến vụ một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang "học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục", trưa 20-5, huyện Vĩnh Cửu đã chỉ đạo tạm dừng đi.

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu chấn chỉnh đạo đức nhà giáo và tăng cường phòng chống xâm hại học đường, bảo vệ trẻ em sau một số vụ việc nổi cộm trong ngành giáo dục trên địa bàn.

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai lên kế hoạch 5 ngày để lãnh đạo, chuyên viên, giáo viên bay ra tỉnh Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Một dự án thay đổi phương pháp dạy giáo dục thể chất được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết đã tác động đến hơn 21.000 học sinh.

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Chấn chỉnh việc vận động kinh phí phục vụ kỳ thi tốt nghiệp tại Trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang không có chủ trương trên và yêu cầu các trường học khác trên địa bàn tỉnh tuyệt đối không được vận động, quyên góp tiền ngoài quy định.

Chấn chỉnh việc vận động kinh phí phục vụ kỳ thi tốt nghiệp tại Trường THPT Nguyễn Văn Tiếp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar