30/08/2016 16:22 GMT+7

Học sinh khiêng bàn ghế: Sợ đứt tay sao dạy con cầm dao?

TRUNG TÂN
TRUNG TÂN

TTO - Cô Nguyễn Thị Thu Lài - chủ tịch công đoàn Trường tiểu học Phước Đồng: “Ở nhà tôi vẫn buộc hai con (lớp 2 và lớp 5) rửa rau, chén bát, lau nhà... Sợ đứt tay sao dạy con cầm dao?”.

Học sinh Trường tiểu học Phước Đồng (TP Nha Trang, Khánh Hòa) trong giờ tan trường - Ảnh: TRUNG TÂN

 

​Liên quan đến bài "Phụ huynh phản ứng vì học sinh tiểu học phải khiêng bàn ghế", người quay, tung clip lên Facebook và hiệu trưởng Trường tiểu học Phước Đồng, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, đã lên tiếng.

Sáng 30-8, trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, chị Nguyễn Duyên - phụ huynh của hai học sinh tại trường này - xác nhận mình là người quay và tung các clip nêu trên lên trang cá nhân vào ngày hôm qua 29-8.

Tung clip vì “bực hiệu trưởng”

Cụ thể, sáng 29-8, là ngày học sinh toàn tỉnh Khánh Hòa tựu trường để dọn dẹp vệ sinh, nhận lớp, nhận cô giáo… 

Tại đây, chị Duyên chứng kiến những học sinh khối 4, 5 phải  ra sân trường.

“Tôi thấy học trò khệ nệ khiêng bàn từ trên cầu thang xuống vô cùng nguy hiểm. Các con cũng không có kỹ năng khiêng bàn ghế, khi đặt xuống còn không biết cách. Tôi và nhiều phụ huynh phải đến phụ nhưng không thấy giáo viên hướng dẫn các con” - chị Duyên kể.

Về lý do tung clip lên mạng xã hội, chị Duyên cho biết là do “không ưa thái độ của thầy hiệu trưởng”.

Theo chị Duyên, ban đầu chị định quay clip là để cho các phụ huynh khác xem trong buổi họp phụ huynh đầu năm.

“Tôi muốn các mẹ phải nộp tiền để nhà trường thuê người làm thay chứ các con lao động thế này thì sẽ mệt. Thế nhưng thầy hiệu trưởng đã ra ngăn cản, la mắng và đòi đuổi tôi ra khỏi trường nên tôi mới tung clip lên mạng” - chị Duyên cho biết.

Cũng theo chị Duyên, sáng 30-8, nhà trường cũng đã mời chị lên làm việc. “Tại đây, thầy Nguyễn Văn Châu - hiệu trưởng nhà trường - vẫn nói tôi quay phim đưa lên mạng là sai. Thầy Châu cũng nói tại sao tôi không góp ý cho nha trường mà tự ý quay phim tung lên mạng. Lúc tôi quay phim thầy phản ứng rất dữ, tôi đâu có nói được ý định của mình” - chị Duyên giải thích.

Về việc học sinh lao động cũng là cách giáo dục kỹ năng sống, chị Duyên cho biết mình không phản ứng việc học sinh phải quét sân, lau dọn...

“Các cháu còn nhỏ phải khiêng bàn ghế từ trên cầu thang đi xuống mà không có giáo viên hướng dẫn, phụ giúp là rất nguy hiểm” - chị Duyên nói.

“Sợ đứt tay sao dạy con cầm dao?”

Trong khi đó, sáng 30-8, thầy Nguyễn Văn Châu - hiệu trưởng Trường tiểu học Phước Đồng - xác nhận clip đúng là quay tại trường vào sáng 29-8 và người mặc áo trắng phản đối việc phụ huynh quay phim là mình.

Theo thầy Châu, trong lúc giáo viên học sinh đang dọn dẹp bàn ghế, quét dọn phòng học để chuẩn bị cho năm học mới thì ông thấy chị Duyên quay phim cảnh học sinh khiêng bàn ghế.

“Tôi có nói em ấy quay phim làm gì, tắt máy đi thì Duyên phản ứng, nói sao bắt học sinh bê bàn ghế mà giáo viên đứng không. Lúc đó tôi có hơi bực mình, vì tất cả giáo viên cũng đã được huy động để làm việc, nhưng phụ huynh lại nói không ai làm gì cả. Tôi rất buồn và bực cách cư xử của học trò cũ (chị Duyên từng là học trò tại trường)” - thầy Châu giãi bày.

Theo thầy Châu, năm học này trường được Phòng GD-ĐT TP Nha Trang cho 80 bộ bàn ghế mới và nhà trường bố trí cho khối lớp 4.

Các bộ bàn ghế mới đã được sắp xếp lên phòng nên hôm 29-8, giáo viên có yêu cầu các em cùng nhau khiêng các bộ bàn ghế cũ xuống sân. Đồng thời các em khối lớp 5 đi lựa những bộ bàn ghế hỏng, đưa xuống đổi lấy những bộ bàn ghế cũ của học sinh lớp 4 này còn sử dụng được.

“Các em rất háo hức, tham gia rất vui vẻ chứ không phải bị ép buộc gì cả. Trong quá trình này, các giáo viên cũng tham gia cùng tại lớp, có dặn dò các em cẩn thận. Việc phụ huynh chỉ nhìn ở một góc nhưng phê phán nhà trường là điều hết sức đáng buồn và phản cảm” - thầy Châu nói.

Cũng theo thầy Châu, sẽ không có chuyện gì nếu phụ huynh thẳng thắn góp ý. “Trước những khó khăn về cơ sở vật chất nhà trường đã hết sức nỗ lực và năm học mới chưa bắt đầu mà phụ huynh làm vậy khiến chúng tôi hết sức buồn, nhiều người hiểu sai về bản chất vấn đề” - thầy Châu buồn rầu.

Cô Nguyễn Thị Thu Lài - chủ tịch công đoàn nhà trường - nói thêm việc học sinh quét dọn lớp học, sân trường, lau chùi bàn ghế là việc làm thường xuyên, hết sức bình thường. Năm nay chỉ phát sinh thêm việc trường được cấp bộ bàn ghế mới nên các em có tham gia. Mỗi em chỉ tham gia khiêng 1-2 cái bàn. Giáo viên cũng đã căn dặn kỹ, không có gì quá nguy hiểm như phụ huynh lo lắng.

“Ở nhà tôi vẫn buộc hai con (lớp 2 và lớp 5) làm việc như rửa rau, chén bát, lau nhà vì để các cháu có kỹ năng, trách nhiệm đối với các công việc trong gia đình. Có lúc các cháu làm xong tôi làm lại còn mệt hơn nhưng từ từ uốn nắn. Sợ đứt tay sao dạy con cầm dao, con cái lớn sẽ vô cảm trong chính ngôi nhà của mình” - cô Lài tâm sự.

Đừng quá lạm dụng Facebook

Một phụ huynh tại trường này tâm sự lo lắng của phụ huynh việc con bê nặng ảnh hưởng sức khỏe, sợ tai nạn… cũng không có gì sai.

Tuy nhiên, cách làm của phụ huynh là chưa thực sự hợp lý, nhất là sự việc không có gì lớn và vào ngay đầu năm học.

Phụ huynh và nhà trường nên chung tay vun vén môi trường giáo dục. Không nên hễ tí là quay clip đưa lên mạng, rồi mọi người vào bàn tán lung tung khi chưa hiểu hết vấn đề.

TRUNG TÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

Hà Trọng Bách, lớp 12B15 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Tân Phú, TP.HCM, đã giành hai giải nhất học sinh giỏi cấp thành phố môn toán và giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025.

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Ngày 10-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã nhận kết quả bước đầu tham gia chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024.

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Nữ sinh Đại học Kinh tế quốc dân tốt nghiệp sớm với 4.0 GPA

Trong hai đợt tốt nghiệp sớm, Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội) có ba sinh viên đạt điểm tuyệt đối 4.0.

Nữ sinh Đại học Kinh tế quốc dân tốt nghiệp sớm với 4.0 GPA
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar