23/03/2018 16:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Học sinh bật khóc vì 'cô không nói gì ngoài giảng bài'

PHƯƠNG NGUYỄN
PHƯƠNG NGUYỄN

TTO - 'Em mong muốn cô nói chuyện với lớp dù chỉ một lần vì ngoài giảng bài ra, cô không nói gì cả', một học sinh ở TP.HCM bật khóc khi kể về cô giáo.

Học sinh bật khóc vì cô không nói gì ngoài giảng bài - Ảnh 1.

Em Phạm Song Toàn chia sẻ tại buổi đối thoại - Ảnh: PHƯƠNG NGUYỄN

Trong buổi đối thoại giữa lãnh đạo ngành giáo dục với học sinh tiêu biểu TP.HCM ngày 23-3, nhiều học sinh bày tỏ trăn trở trước việc học sinh và giáo viên không có mối quan hệ khăng khít do thời gian bị bó hẹp. 

Thầy và trò không có thời gian sinh hoạt, trò chuyện cùng nhau. Nhiều giáo viên chủ nhiệm còn phải lấy tiết sinh hoạt để "chạy" bài hoặc làm giờ kiểm tra.

Thậm chí, em Phạm Song Toàn đến từ Trường THPT Long Thới đã bật khóc khi kể về cô dạy toán của mình. 

"Mối quan hệ giữa thầy cô với học sinh đôi khi không tốt chút nào. Bản thân em, em luôn mong muốn giáo viên dạy toán của mình nói chuyện với lớp. 

Chúng em cảm thấy việc giáo viên đến lớp chỉ để giảng bài là một việc vô cùng nhàm chán. Em mong muốn cô nói chuyện với lớp dù chỉ một lần vì ngoài giảng bài ra, cô không nói gì cả", Toàn nói.

"Ba em là giáo viên, em hiểu nỗi lòng của nhà giáo, những khó khăn mà thầy cô phải trải qua. Em không hiểu sao cô lại không nói gì với chúng em. Cô chỉ đến lớp viết bài. Tụi em đến lớp đâu phải để viết bài không. 

Hơn một học kỳ nay, chúng em hầu như phải tự học. Có thể nói cô khá là quyền lực, không ai dám nói gì, không ai dám làm gì tại vì sợ, chính con cũng sợ. Chúng em rất mong muốn được dạy dỗ một cách bình thường, bình thường là được rồi!" - Song Toàn chia sẻ thêm.

Trước những ý kiến của các em học sinh và em Song Toàn, ông Lê Duy Tân - trưởng Phòng giáo dục trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết sẽ cố gắng làm nhiều hơn nữa để tạo không gian học-chơi, học trải nghiệm và những sân chơi giao lưu học hỏi, chia sẻ giữa thầy và trò… 

"Về ý kiến của em Song Toàn, có lẽ thầy cô lãnh đạo trường chưa lắng nghe được mong muốn của các em, thầy sẽ làm cầu nối để nhà trường hiểu rõ học sinh nhiều hơn. 

Thầy cô có những áp lực từ chương trình dạy, từ cuộc sống riêng… đôi khi vì những áp lực này mà thầy cô quên đi mong muốn của các em. Tôi sẽ hỗ trợ các em để mong muốn của các em được thực hiện. 

Thầy cô có những khó khăn nhưng vẫn phải lắng nghe, sẻ chia với các em. Dù là dạy toán, lý, hóa, sinh… các thầy cô vẫn có nhiệm vụ bồi dưỡng đạo đức, hình thành nhân cách cho các em", ông Tân nói.

Ông Lê Hồng Sơn - giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cũng cho rằng khi thầy cô chọn nghề giáo, thầy cô phải yêu thương học trò. "Nếu không yêu học trò thì làm sao yêu nghề. Đã có địa chỉ cụ thể, con người cụ thể, chúng tôi sẽ tìm hiểu, giải quyết khúc mắc giữa cô và trò", ông nói.

TTO - Tôi tâm niệm là nhà giáo, ta phải kềm chế tối đa cơn nóng giận. Và nếu cần, ta cũng nên mạnh dạn nhận lỗi với học sinh.

PHƯƠNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ rằng anh bất ngờ và hạnh phúc khi Viết tiếp câu chuyện hòa bình tiếp tục được lan tỏa qua đề thi văn dành cho học sinh THPT.

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Năm 2025, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông lần đầu sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực do Trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức; thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia được cộng điểm thưởng từ 1 - 3 điểm.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Một trường tiểu học ở Kiên Giang đang kêu cứu khẩn cấp trước bản án của tòa án buộc phải nhận lại bảo vệ cũ, đồng thời bồi thường một khoản tiền lớn. Thậm chí cơ quan thi hành án cho biết sẽ cưỡng chế nếu không thực hiện.

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Khái niệm 'đại học' và 'trường đại học' tiếp tục được nhiều lãnh đạo trường đại học đưa ra bàn luận tại hội thảo lấy ý kiến chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), diễn ra tại TP.HCM.

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar