20/10/2017 09:55 GMT+7

Học phí đại học tự chủ tăng chóng mặt

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Một số trường đại học công lập vừa được phê duyệt đề án tự chủ đã công bố mức học phí mới, khiến sinh viên bất ngờ.

SV đóng học phí

Mức học phí hiện nay của nhiều trường tự chủ trong khoảng từ 17 - 18 triệu đồng/năm, tùy ngành. Nếu so với trước tự chủ, mức học phí hiện nay của các trường này tăng... chóng mặt!

Quá sức với sinh viên

Bạn T.N.D. (sinh viên năm 1 Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) kể vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bạn chọn trường công với mức học phí vừa phải, ổn định.

"Gần đây tôi mới hay tin nhà trường bất ngờ công bố tăng học phí từ tháng 1-2018... Với mức học phí 4,4 triệu đồng/tháng cho sinh viên ngành y, thực sự quá sức đối với gia đình tôi. Tôi đang lo lắng, không biết những năm tới phải xoay xở ra sao để có tiền nộp học phí. Hi vọng nhà trường có chính sách hỗ trợ học phí, học bổng cho sinh viên nghèo”.

Tương tự, bạn T.T.B. (sinh viên năm 2 Trường ĐH Tài chính - marketing) chia sẻ: “Nhập học tôi mới biết có loại hình trường công tự chủ tài chính, thu học phí cao hơn nhiều so với các trường công bình thường khác.

Đã vậy, nhà trường vẫn tiếp tục tăng học phí với mức cao hơn sau mỗi năm học. Trường cứ tự động tăng học phí theo lộ trình mà không có cam kết gì với sinh viên thì rất khó chấp nhận”.

Tăng 50% so với trước

Tháng 7-2017, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố mức học phí dự kiến năm học 2017 - 2018 đã “gây sốc” với thí sinh xét tuyển vào trường, cũng như sinh viên.

Theo đó, mức học phí chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 (từ tháng 9 đến 12-2017), học phí áp dụng cho sinh viên có hộ khẩu TP.HCM là 1.070.000 đồng/tháng, không có hộ khẩu TP.HCM là 2.200.000 đồng/tháng (vì các sinh viên này không được TP.HCM cấp bù kinh phí đào tạo - NV); giai đoạn 2 (từ tháng 1-2018), học phí tất cả các ngành đều tăng, áp dụng cho mọi đối tượng sinh viên, không phân biệt có hộ khẩu TP.HCM hay không. Mức tăng tùy theo ngành, trong đó học phí cao nhất là 4,4 triệu đồng/tháng và thấp nhất 2,5 triệu đồng/tháng.

Tương tự, mức học phí hiện nay của Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM trong khoảng 17 - 18 triệu đồng/năm, tùy ngành. Nếu so sánh với trước khi trường tự chủ thì mức học phí thu theo tự chủ cao hơn gần 50%.

Còn mức học phí của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM trước khi trường tự chủ là 8,5 - 9 triệu đồng/năm, sau khi tự chủ là 13,5 triệu đồng/năm đối với khối ngành kinh tế, tiếng Anh; 15,5 triệu đồng/năm đối với các ngành kỹ thuật công nghệ...

“Học phí cao để nâng chất lượng đào tạo”

PGS.TS Ngô Minh Xuân - hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch - cho biết “nhà trường phải theo hướng tự chủ, có thể thu học phí mức cao hơn để nâng cao chất lượng đào tạo. Trong những năm tới, nhà trường xác định mức học phí đều dựa theo các quy định của Nhà nước”.

Trong khi đó, theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, học phí của trường được thu theo tín chỉ, và được chia làm hai mức khác nhau, ứng với học phần lý thuyết và học phần thực hành.

Lý giải việc các trường ĐH công lập trước khi tự chủ thu học phí thấp nhưng vẫn đảm bảo được các hoạt động đào tạo, sau khi tự chủ lại tăng học phí, ông Hoàn cho biết: “Lâu nay kinh phí đào tạo được Nhà nước hỗ trợ một phần. Và khi kinh phí hỗ trợ từ Nhà nước không còn nữa, để đảm bảo đào tạo được, cần có sự góp sức từ phía người học”.

Còn PGS.TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho biết mức học phí của các trường sau tự chủ thu theo quyết định phê duyệt đề án tự chủ của từng trường. 

Trường nào tự chủ tài chính?

Theo Bộ GD-ĐT, các trường ĐH được phê duyệt đề án tự chủ hiện nay gồm: ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, ĐH Điện lực, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Tài chính - marketing, ĐH Ngoại thương, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Mở TP.HCM, ĐH Thương mại, ĐH Hà Nội, Học viện Nông nghiệp VN, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Luật TP.HCM...

TRẦN HUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chọn ngành 'kén người học' - Khác biệt để tạo dấu ấn

Không ít bạn trẻ e ngại rằng chọn ngành "kén người học" có thể khiến mình bị thiệt thòi. Nhưng thực tế cho thấy, chính những người dám chọn lối đi riêng mới là người dễ vươn xa.

Chọn ngành 'kén người học' - Khác biệt để tạo dấu ấn

Xét tuyển đại học 2025: Học bạ THPT vẫn được nhiều thí sinh chọn lựa

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tập trung vào việc phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của học sinh. Chính vì thế, học bạ THPT cả năm lớp 12 phản ánh rõ năng lực của người học thông qua điểm số.

Xét tuyển đại học 2025: Học bạ THPT vẫn được nhiều thí sinh chọn lựa

Cùng sĩ tử vượt vũ môn, chạm tay đến tương lai

Là năm đầu tiên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thí sinh không chỉ đối mặt với những thay đổi trong nội dung và phương pháp học mà còn phải thích nghi với sự điều chỉnh trong cách thức tuyển sinh đại học.

Cùng sĩ tử vượt vũ môn, chạm tay đến tương lai

Học luật thời hội nhập tại Đại học Phenikaa

Trong bối cảnh nhu cầu nhân lực pháp lý tăng mạnh cả ở khu vực công và tư, Đại học Phenikaa chính thức thành lập Khoa Luật với các chương trình đào tạo hiện đại, thực tiễn, đáp ứng xu hướng nghề nghiệp mới.

Học luật thời hội nhập tại Đại học Phenikaa

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ theo chuẩn quốc tế tại Việt Nam

Từ năm 2025, Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) triển khai chương trình Liên kết Cử nhân Kỹ thuật Quốc tế, mang đến cơ hội học tập toàn thời gian tại Việt Nam và vươn ra thế giới với bằng cấp từ Đại học Công nghệ Sydney (UTS), Úc.

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ theo chuẩn quốc tế tại Việt Nam

Chọn học trung cấp sau lớp 9: vừa rút ngắn thời gian học, vừa có nghề

Sau mỗi kỳ tuyển sinh lớp 10, hàng ngàn học sinh không trúng tuyển vào các trường THPT công lập lo lắng cho tương lai học tập của mình. Trong khi đó, nhiều phụ huynh và học sinh chọn con đường học trung cấp ngay sau khi tốt nghiệp THCS.

Chọn học trung cấp sau lớp 9: vừa rút ngắn thời gian học, vừa có nghề
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar