05/11/2007 08:30 GMT+7

"Học giả, cấp bằng thật" tràn lan

NGUYỄN PHAN - QUANG PHƯƠNG (còn tiếp)
NGUYỄN PHAN - QUANG PHƯƠNG (còn tiếp)

TT - Chuyện "bằng giả" hay "bằng thật, học giả" không mới, nhưng đáng kinh ngạc là nó được tổ chức rất quy mô và công khai. Hàng ngàn người cũng nộp đơn, cũng đi thi nhưng thật sự chẳng phải thi gì cả, mà chỉ cần chi vài trăm ngàn đồng là có ngay cái bằng tin học hay Anh văn do Bộ GD-ĐT cấp hẳn hoi.

Xâm nhập đường dây mua bán chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Bài 1:

Phóng to

Bà Nga, một trong những người tổ chức thi tại văn phòng của mình - Ảnh: Như Hùng

Nghe đọc nội dung toàn bài:

Sau một thời gian im hơi lặng tiếng, tại TP.HCM lại rộ lên một đường dây mua bán các loại chứng chỉ ngoại ngữ tin học. Rất nhiều khách hàng của đường dây này là cán bộ công chức nhà nước sẵn sàng chấp nhận cái kiểu "học giả, bằng thật".

Đứng ra tổ chức các kỳ thi dỏm lấy bằng thật chính là Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghệ tin học - ngoại ngữ trực thuộc Hội Khuyến khích hỗ trợ phát triển giáo dục VN, tên đầy đủ của Hội Khuyến học VN.

Chỏn là SV đang theo học tại Trung tâm Nghiên cứu y học quân sự phía Nam (Học viện Quân y), nhưng lại rất nổi tiếng tại trung tâm này lẫn Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM vì nghề tay trái: làm "cò” thi các chứng chỉ ngoại ngữ lẫn tin học. Những người sống trong ký túc xá của trung tâm hầu như đều khá quen thuộc với công việc của Chỏn, khách của Chỏn khi vào ký túc xá thì chắc chắn người đó đến gặp Chỏn để nhờ làm bằng ngoại ngữ...

Bán 50% đáp án, giá 50.000 đồng

Phóng to
Những tấm "bằng thật" của đường dây mua bán này - Ảnh: Như Hùng
Căn phòng trong ký túc xá nồng một mùi cồn tỏa ra từ chiếc áo blouse trắng mà Chỏn vừa treo lên giá phơi quần áo khi vừa đi trực về. Sau màn dò hỏi ai giới thiệu, vì sao biết mình, Chỏn ra giá ngay cho chúng tôi: bằng B giá 600.000 đồng. "Yên tâm đi, tôi gửi người quen mà, muốn chắc ăn sẽ bán thêm cho 50% đáp án, giá tình cảm thôi, cỡ 50.000 đồng à!". Nói xong Chỏn gạ gẫm tiếp: "Học tại chức sao không kiếm thêm vài người bạn nữa đi thi cho vui". "Nếu thi đậu em sẽ giới thiệu thêm cho anh", nghe chúng tôi hứa thế Chỏn vui vẻ lấy một tờ "Đơn dự thi ngoại ngữ" và "Thẻ dự thi ngoại ngữ" đưa ra và nói: "Khi nào đóng tiền sẽ biết địa điểm thi".

Vài ngày sau khi chúng tôi quay lại nhận giấy tờ, Chỏn đưa lại đơn và thẻ dự thi có đóng mộc vuông đỏ chói mang tên "Trung tâm Hỗ trợ phát triển tin học - ngoại ngữ, Văn phòng tuyển sinh Q.Tân Bình, TP.HCM", kèm theo đó là đề cương ôn tập Anh văn B được photo trên bốn trang A4, một tờ đáp án và dặn dò: "Làm siêng thì học thuộc, nếu không cứ photo thu nhỏ mang vào đó mà làm, làm giống như thế này là đậu rồi, yên tâm đi. Thi xong mười ngày sau là có bằng".

Nói xong Chỏn mở cặp ra để chúng tôi nhìn thấy một xấp chứng chỉ mà Chỏn vừa làm xong, kèm theo đó là một danh sách dài những người sẽ dự thi đợt này cùng với chúng tôi. Liếc nhanh qua danh sách mà Chỏn cầm trên tay, chúng tôi đếm được 15 cái tên có hộ khẩu thường trú ở nhiều vùng miền khác nhau.

Địa chỉ thi ở đâu, đến lúc này Chỏn mới lật phía sau đáp án và ghi lên: "Ngày 13-10, đường Lạc Long Quân, P.10, hẻm 730, quẹo trái vào 30m, quẹo phải là gặp Trường Bồi dưỡng chính trị Q.Tân Bình".

Đi tìm văn phòng tuyển sinh

Phóng to
Khó ai ngờ đây là văn phòng tuyển sinh vì không treo bảng hiệu gì cả... Ảnh: Như Hùng
Chỏn không nói ra địa chỉ của văn phòng trung tâm, thế nhưng cuối cùng chúng tôi cũng tìm ra văn phòng này sau một lần theo chân Chỏn.

Quả thật nếu không biết đường thì khó có thể tin được đây là văn phòng tuyển sinh khi không hề có một bảng hiệu nào cả. Văn phòng trụ tại 3 An Tôn, P.6, Q.Tân Bình (TP.HCM). Bên trong phòng được bài trí khá đơn sơ gồm một chiếc bàn tiếp khách, một dàn vi tính, hai chiếc tủ đựng hồ sơ và một chiếc điện thoại bàn, một tấm bảng treo tường màu trắng ghi địa điểm và thời gian thi. Trong căn phòng lúc nào cũng có một thanh niên và hai phụ nữ túc trực.

Tiếp chúng tôi là một phụ nữ tên Nga chừng 40 tuổi, nói giọng miền Nam. Ngay tại buổi đầu hỏi về thủ tục thi, bà Nga đã tỏ vẻ bất cần. Bà nói: "Ở đây chỉ có những người là bác sĩ, kỹ sư, trưởng phòng đăng ký mới được thi. Còn mày học trung cấp làm sao đủ trình độ để thi". Nhưng khi thấy chúng tôi có vẻ tha thiết muốn thi bà mới đồng ý và cho xin tờ đơn "Đơn xin dự thi tin học". Bà bảo: "Lẽ ra không cho mày thi đâu, nhưng vì mày là thí sinh đăng ký lẻ nên cho thi luôn. Mày cầm tờ đơn này về điền họ tên, ngày tháng năm sinh và nhớ mang theo tiền để nộp, chứng chỉ B tin học là 650.000 đồng".

Phóng to
Xe các tỉnh đưa thí sinh đi lấy bằng B ngoại ngữ tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị Tân Bình - Ảnh: N.H.

Sáng hôm sau khi thấy chúng tôi đưa một người bạn nữa đến thi, bà Nga cho biết thêm: "Thi tin học thì trung tâm không có tài liệu gì ôn tập cả, cũng không cần phải tập trung để ôn. Đến ngày thi cứ tới thi. Tin thì thi dễ lắm, thi là đậu liền". Một phụ nữ khác cũng tên Nga, nhưng nói giọng Bắc tiếp lời: "Nếu đăng ký thi Anh văn thì bằng B là 550.000đ, bằng C là 700.000đ. Anh văn thì trước khi thi, tập trung tới ôn một buổi là vào thi luôn. Một lần thi mấy trăm thí sinh thì chỗ đâu mà ôn cho hết".

Bà lý giải: "Phần lớn thí sinh dự thi đều đã học ở cơ sở tại các tỉnh nên chỉ cần ôn một buổi tổng thể về các dạng đề mà thôi". Khi hỏi về chuyện chứng chỉ bà khẳng định như đinh đóng cột: "Bằng của Bộ GD-ĐT cấp hẳn hoi. Tất cả các loại chứng chỉ có thời hạn 18 tháng".

Sau khi nộp tiền xong bà Nga cho biết chủ nhật 27-10 tới địa chỉ ghi trên bảng để thi (7/18 Lạc Long Quân, Q.Tân Bình). Bà nói: "Tin học ít người thi hơn nên phải dời thời gian thi ra xa một tí. Nhưng nếu có người đăng ký thì lịch thi sẽ thay đổi. Số lượng người đăng ký vô chừng lắm, có ngày mấy chục người đăng ký cũng có”. Thế nhưng ngày hôm sau nữa quay trở lại để hỏi thêm về hình thức thi và xin các đề thi lần trước thì bà Nga lại cho hay: "Chủ nhật tuần này 14-10 mày tới địa chỉ đó thi nhen! Mới hôm qua có mấy người mà hôm nay đã lên tới mấy chục người rồi đó”.

Trường trung học Kỹ thuật nông nghiệp: hàng ngàn người dự thi

Phóng to

Thí sinh chuẩn bị vào Trường trung học Kỹ thuật nông nghiệp TP.HCM (Thủ Đức, TP.HCM) thi môn Anh văn (ảnh chụp sáng 4-11-2007) Ảnh: N.H

Chúng tôi cũng đến Trường trung học Kỹ thuật nông nghiệp (TP.HCM), một điểm thi khác trong đường dây "học giả, cấp bằng thật". Ở đây, trong căn phòng ghi danh nhỏ chưa đầy 4m2, chỉ có một chiếc tủ con để đựng giấy tờ và mấy cái ghế nhựa. Cán bộ ghi danh là một người đàn ông tuổi đã ngoài 50, nói giọng Bắc, tên Hồi, quê Hà Nội.

Ông Hồi cho biết: "Nếu thi cả chứng chỉ Anh văn và vi tính cùng một lúc thì nộp 1,2 triệu đồng. Nếu thi một trong hai cái thì là 700.000đ. Chứng chỉ C Anh văn là 800.000đ. Anh văn thì không cần chứng chỉ A vẫn có thể thi B được, nhưng vi tính thì đòi hỏi có chứng chỉ A mới thi B được. Bằng do bộ cấp hẳn hoi, bằng vô thời hạn. Chủ nhật tuần này là thi đó, nếu em thi thì làm thủ tục nhanh để mấy anh còn nộp lên trung tâm làm hồ sơ nữa".

Theo ông Hồi, đơn vị tổ chức thi là Trung tâm Hỗ trợ ứng dụng tin học - ngoại ngữ: "Trụ sở chính ở tận ngoài Hà Nội, ở các tỉnh đều có văn phòng chi nhánh. Tại TP.HCM, trụ sở nằm ở Q.10 nhưng không nhớ rõ địa chỉ. Mỗi lần thi cả ngàn thí sinh, phần lớn là các tỉnh miền Tây như Trà Vinh, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An... đặc biệt Tây Ninh là đông nhất. Tháng rồi có đến 600-700 thí sinh ở Tây Ninh".

Ông cho biết thêm đối tượng thi ở đây chủ yếu là cán bộ viên chức nhà nước, nhiều nhất là giáo viên, thi để có bằng để nâng lương. Ông nhớ lại: "Đợt rồi tới 60-70 chiếc ôtô về đậu kín từ trong trường tới ngoài cổng chứ không phải như bây giờ đâu".

Hình thức, thời gian thi, theo ông Hồi: "Thời gian thì khoảng một tiếng đến một tiếng rưỡi. Vi tính, chứng chỉ A thì làm lý thuyết, chứng chỉ B thì thực hành trên máy nhưng đơn giản thôi. Làm khoảng chừng 3-5 phút, lâu thì 10 phút là xong. Cốt là biết sử dụng máy, biết đánh văn bản là đậu hết. Anh văn chứng chỉ B nếu học xong lớp 12 là đậu rồi. Vào thi giám thị đọc đáp án cho ba lần. Khi đi thi là trung tâm đã cho các em 50% số điểm. Ai biết thêm chút gì ở phần thi vấn đáp thì đạt bằng khá, bằng giỏi".

Ông Hồi cởi mở: "Thi nhiều trung tâm sẽ giảm cho mỗi người 50.000 đồng/chứng chỉ. Bản thân tôi cũng được hưởng có 5% tiền hoa hồng chứ mấy. 100.000 thì mình được 5.000 nhưng mỗi tháng cũng được khoảng hai, ba triệu. Ở đây chúng tôi lấy thế, chứ ở mấy tỉnh như Tây Ninh họ thu nhiều lắm, từ 800.000đ đến cả triệu cho một chứng chỉ đó”. Ông Hồi còn cho biết ông làm việc này đến nay đã năm năm rồi.

NGUYỄN PHAN - QUANG PHƯƠNG (còn tiếp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển 300 học sinh, sinh viên bồi dưỡng thành giảng viên, nhà khoa học

Tuyển chọn khoảng 300 ứng viên để đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước theo lộ trình trở thành giảng viên, nhà khoa học chất lượng cao.

Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển 300 học sinh, sinh viên bồi dưỡng thành giảng viên, nhà khoa học

Trình Quốc hội phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi

Chính phủ trình Quốc hội hai dự thảo nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi; miễn, hỗ trợ học phí từ năm học 2025-2026.

Trình Quốc hội phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án quy đổi điểm chuẩn giữa các phương thức

Ngày 22-5, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án quy đổi mức điểm chuẩn tương đương giữa 3 phương thức.

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án quy đổi điểm chuẩn giữa các phương thức

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’

Trong hành trình chinh phục tri thức, không phải ai cũng may mắn khởi đầu từ những điều kiện thuận lợi. Nhưng ở đâu có ý chí, ở đó luôn có hy vọng.

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’

Royal School: Ngày trưởng thành trong yêu thương, kiêu hãnh bước ra thế giới

Lễ tốt nghiệp tại Royal School là ngày các em chính thức trưởng thành, mang theo yêu thương của ba mẹ, thầy cô, bạn bè. Từ đây, Royal-ers kiêu hãnh bước ra thế giới với tri thức, bản lĩnh được vun đắp từ ngôi trường hạnh phúc.

Royal School: Ngày trưởng thành trong yêu thương, kiêu hãnh bước ra thế giới

Sôi động các khóa thể thao hè cho học sinh

Ngoài các lớp tiếng Anh, năng khiếu, chương trình hè, các chuyến du lịch... phụ huynh hoàn toàn có thể cho con một mùa hè khỏe hơn với nhiều hoạt động thể dục thể thao.

Sôi động các khóa thể thao hè cho học sinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar