14/06/2024 09:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Những nụ hoa vươn mình trong dông bão

Hai học sinh cùng học lớp 6 được cô giáo của trường giới thiệu với chương trình và nói các em như những nụ hoa đang vươn mình chống chọi với dông bão cuộc đời.

Nguyễn Huyền Anh và Trương Hoàng Trung - Ảnh: MINH NGUYỆT - THÚY HẰNG

Nguyễn Huyền Anh và Trương Hoàng Trung - Ảnh: MINH NGUYỆT - THÚY HẰNG

Đó là cô học trò Nguyễn Huyền Anh - lớp 6/2 Trường THCS An Thạnh Thủy (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) và cậu học trò Trương Hoàng Trung - lớp 6A4 Trường THCS Mỹ Thới (TP Long Xuyên, tỉnh An Giang).

Bị bệnh hiếm, vẫn là học sinh giỏi

Từ lúc sinh ra, Nguyễn Huyền Anh đã mang trong mình bệnh thiếu máu ứ sắt. Gia đình bạn ở vùng nông thôn thuộc ấp Thạnh Hòa, xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). Từ khi được 6 tháng tuổi, cô bé đã phải truyền máu mỗi tháng, người gầy gò, nước da xanh xao.

Cha Huyền Anh làm phụ hồ, mẹ làm công nhân. Cuộc sống khó khăn nên cô học trò nhỏ vất vả khi còn phải vật lộn với căn bệnh hiểm nghèo. Mỗi tháng, tiền truyền máu và thuốc men khoảng 10 triệu đồng. Đó là thử thách lớn với nguồn thu nhập vốn đã không cao lại còn hay bấp bênh của cả cha và mẹ.

Sức khỏe không tốt song bạn rất siêng năng làm việc nhà, học hành chăm chỉ và tích cực với các hoạt động của lớp. 

Huyền Anh vừa kết thúc năm lớp 6 với danh hiệu học sinh giỏi càng làm người khác nể phục khi biết bạn đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, sức khỏe không được tốt ấy.

Hỏi về ước mơ, Huyền Anh nói muốn làm bác sĩ để có thể cứu người. Đó cũng là liều thuốc tinh thần giúp cô bé quên đi mỗi cơn đau vật vã vì bệnh tật. Nên còn được đến trường, với bạn, luôn là những ngày vui nhất vì đang dần biến ước mơ thành hiện thực.

Thương hoàn cảnh của bạn, nhà trường cũng giới thiệu cô học trò nhỏ này với các nhà hảo tâm. Nhờ đó, bạn có thêm điều kiện chữa bệnh, cũng là động lực để bạn bước tiếp chặng đường dài phía trước. Nhưng còn gian nan lắm mà nếu không được tiếp sức e rằng Huyền Anh khó trụ vững bởi việc chạy chữa cho con gái vượt quá khả năng gia đình.

Chắp cánh ước mơ, vượt lên số phận

Trương Hoàng Trung vừa hoàn thành lớp 6 với kết quả học sinh giỏi. Bạn còn có ba người anh em ruột. Trương Thanh Thủy (lớp 6A3) và Trương Văn Bảo (lớp 9A9) hiện học cùng Trường THCS Mỹ Thới với Trung. Còn người anh cả Trương Văn Nghĩa là học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Công Trứ (TP Long Xuyên, An Giang).

Ba mẹ bỏ rơi cả bốn anh em Trung từ khi em út mới hơn 1 tuổi. Thương cảnh bốn đứa trẻ côi cút, bà Huỳnh Thị Mỹ Hiền - nhà ở tổ 4, khóm Tây An, phường Mỹ Thới (TP Long Xuyên) - đem về nuôi, cho ăn học. 

Bà Hiền không có gia đình nhưng từ hơn 30 năm trước cũng từng nhận một cậu bé bị bỏ rơi đem về làm con. Cậu bé ấy giờ đã ngoài 30, chịu khó làm lụng cùng mẹ nuôi bốn đứa trẻ không máu mủ ruột rà ấy.

Nên cả gia đình sáu người, họ gọi nhau bằng bà - cậu - cháu nhưng hoàn toàn xa lạ, chỉ có mối duyên thiện lành gắn kết lại cùng nhau. Trời thương, bốn đứa nhỏ cũng biết phận nên chăm chỉ học hành, đều được đánh giá là chăm ngoan và học khá giỏi. Trong đó Trung là đứa học khá nhất, luôn trong tốp đầu của lớp suốt sáu năm qua.

Bà Hiền vốn không có công việc ổn định, ai kêu gì làm nấy miễn có tiền bảo bọc gia đình đặc biệt của mình. Cậu con trai làm thợ hồ, công việc cũng bấp bênh nên cứ rảnh lại kiếm thêm việc khác phụ mẹ chăm các cháu. Bà con lối xóm biết rõ việc làm của bà Hiền, càng thương bốn đứa trẻ côi cút nên cũng hay giúp cái này, cho cái kia phần nào phụ cả nhà vượt qua khó khăn.

Trung đã nỗ lực rất nhiều trong việc học. Ở nhà, bà Hiền khen "thằng cháu luôn hiểu chuyện, tự giác học tập và còn biết phụ bà và cậu dọn dẹp, làm công việc nhà, nấu ăn". Cô giáo chủ nhiệm cũng nói bạn rất chăm ngoan, học giỏi và được bạn bè yêu mến.

Hãy tiếp sức cho ước mơ bay cao

Nhà trường biết rõ hoàn cảnh của Hoàng Trung nên giúp đỡ vật chất, động viên tinh thần để bạn yên tâm học hành. Chính quyền địa phương cũng hỗ trợ bà Hiền chăm các cháu, đã tặng gia đình căn nhà Đại đoàn kết và cấp sổ cận nghèo để thêm điều kiện chăm sóc bốn đứa trẻ bị bỏ rơi.

Trong khi đó, Huyền Anh cũng được một số nhà hảo tâm thường xuyên hỗ trợ, tặng quà không chỉ là vật chất mà còn kịp thời động viên tinh thần, tiếp sức cho cô bé chiến đấu với bệnh tật để tiếp tục đến trường.

Gửi thư đến chương trình, hai cô giáo của hai bạn chỉ có một mong ước duy nhất là học trò của mình được "chắp cánh cho ước mơ của bạn ấy được bay xa". Bởi như những nụ hoa trong dông bão, mỗi bạn vẫn đang vươn mình đón ánh sáng cuộc sống với tất cả cố gắng và nỗ lực vượt khó của mình mỗi ngày.

Học bổng Chắp cánh ước mơ do báo Tuổi Trẻ và Trường ĐH Văn Hiến thực hiện với kinh phí 19 tỉ đồng trong ba năm. Năm đầu tiên, chương trình dành 100 suất (4 triệu đồng/suất) cho học sinh THCS và THPT của 13 tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các năm tiếp theo sẽ dành cho khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Khó khăn chưa bao giờ là rào cản

Dẫu khó khăn đến tưởng như cùng cực, bít lối, những cô cậu học trò ấy vẫn cho chúng ta niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn, bắt đầu từ nỗ lực đèn sách hôm nay.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar