08/04/2025 06:06 GMT+7

Học 2 buổi, đóng thêm tiền, có khác gì dạy thêm?

"Con tôi đã đóng học phí theo quy định nhưng vẫn phải đóng tiền học buổi hai. Cùng một chương trình học, như thế là phải đóng tiền hai lần không?".

học 2 buổi - Ảnh 1.

Các trường được tổ chức ôn tập miễn phí cho học sinh cuối cấp nhưng không thuộc nội dung nằm trong dạy hai buổi/ngày - Ảnh: NAM TRẦN

Một phụ huynh có con học lớp 9 ở quận Hà Đông (Hà Nội) bức xúc.

Khác gì dạy thêm?

Trong nhóm phụ huynh một trường THCS ở quận Hà Đông, khá nhiều phụ huynh bày tỏ thắc mắc như trên.

Chị Huyền, một phụ huynh trong nhóm này, chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ tại cuộc họp phụ huynh vào tháng 2, ngay sau khi có thông tư 29 về dạy thêm - học thêm, trường thông báo dạy hai buổi/ngày để dạy chương trình chính khóa. 

Mục đích là giãn tiết học từ một buổi ra hai buổi để học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn. Nhưng ở buổi họp trường không hề thông báo phụ huynh phải đóng thêm tiền cho buổi hai. Chính vì thế phụ huynh đã đồng thuận.

Nhưng khi triển khai dạy hai buổi/ngày thì giáo viên chủ nhiệm mới thông báo cụ thể về hai khoản thu. 

Thứ nhất là học phí thu theo quy định nhà nước (155.000 đồng/tháng/học sinh). Thứ hai là tiền học hai buổi/ngày thực hiện theo nghị quyết của HĐND TP Hà Nội đối với dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục - đào tạo tại cơ sở giáo dục công lập (235.000 đồng/học sinh/tháng).

"Cô giáo nhấn mạnh hai khoản thu này độc lập, không trùng nhau. Trong khi theo phụ huynh biết thì học phí đã đóng để học sinh được học đủ chương trình chính khóa, giờ cũng vẫn chương trình đó lại phát sinh hai khoản tiền? 

Trước đây khi còn dạy thêm trong trường, học sinh học đủ chương trình vào buổi sáng và nhà trường tổ chức dạy thêm thu tiền buổi chiều. 

Giờ không còn dạy thêm thì đây giống như cách trường lách luật để thu tiền của phụ huynh. Điều đáng nói là khi trường dạy thêm thì học sinh đăng ký tự nguyện, còn như hiện nay 100% học sinh buộc phải học", chị Huyền chia sẻ.

Một phụ huynh khác cũng bày tỏ: "Tôi nghe nói sắp tới sẽ miễn học phí cả ở cấp trung học. Nhưng thực tế hiện nay thì chúng tôi đang phải đóng học phí hai lần cho một chương trình chính khóa".

Trước đây khi còn dạy thêm trong trường, học sinh học đủ chương trình vào buổi sáng và nhà trường tổ chức dạy thêm thu tiền buổi chiều. Giờ không còn dạy thêm thì đây giống như cách trường lách luật để thu tiền của phụ huynh.

Chị HUYỀN (phụ huynh một trường THCS ở quận Hà Đông, Hà Nội)

"Hợp thức hóa" thu tiền

Tại Hà Nội, nhiều trường THCS cũng bắt đầu tổ chức dạy học hai buổi/ngày sau khi thông tư 29 có hiệu lực nhưng cách tổ chức khác nhau.

Có trường giãn nội dung chính khóa, đẩy một số môn không nằm trong số môn thi chuyển cấp xuống buổi hai. 

Có trường sử dụng buổi hai để giúp học sinh ôn tập, mở rộng kiến thức. Một số trường đã áp dụng việc dạy thêm không thu tiền với học sinh lớp 9 theo hình thức dạy tăng cường không quá hai tiết/tuần với các môn toán, ngữ văn, tiếng Anh. 

Nhưng hiệu trưởng cho biết cũng đang xin ý kiến cấp trên để áp dụng dạy hai buổi/ngày vì khi áp dụng việc này mới hợp thức việc thu tiền buổi hai.

Yên Bái triển khai thí điểm dạy học năm ngày/tuần từ thứ hai đến thứ sáu, nghỉ học thứ bảy và chủ nhật với học sinh cấp THCS trên địa bàn. 

Nội dung dạy học gồm các môn học, hoạt động trong và ngoài giờ chính khóa. Bắc Giang, Vĩnh Phúc cũng đang có định hướng tổ chức dạy học năm ngày/tuần. Tại Ninh Bình, từ đầu tháng 2-2025 đã triển khai dạy hai buổi/tuần với 51 trường THCS và 18 trường THPT.

Việc tổ chức dạy học hai buổi/ngày vốn là định hướng được Bộ GD-ĐT khuyến khích với những nơi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất (đủ phòng học) và giáo viên. 

Tuy nhiên việc này chỉ được quan tâm và thúc đẩy nhiều hơn ở cấp trung học sau khi thông tư 29 ra đời, siết chặt việc dạy thêm - học thêm. Hiện tượng này không thể không khiến nhiều người lo ngại về sự biến tướng của "dạy thêm" trong nhà trường.

Cần quy định rõ ràng hơn

Việc dạy những gì ở buổi hai với mô hình dạy hai buổi/ngày và học sinh có bắt buộc phải học hai buổi/ngày không hay được lựa chọn theo nhu cầu? Nội dung nào ở buổi hai được thu tiền và nội dung nào không được thu tiền? Đây đang là vấn đề chưa được làm rõ trong bối cảnh gia tăng mô hình này ở cấp trung học.

Trường hợp như phụ huynh quận Hà Đông nêu hiện đang được nhiều nơi áp dụng. Mục đích thì rất tốt, giúp thầy trò bớt áp lực, có thêm thời gian để nâng chất lượng dạy học chính khóa trong bối cảnh không còn dạy thêm trong trường (trừ ba đối tượng dạy không thu tiền như thông tư 29 đã nêu). 

Nhưng việc học sinh phải gánh hai lần học phí cho việc học một chương trình là điều vô lý. Thực tế này đòi hỏi một sự tách bạch, nội dung nào của buổi hai được hay không được thu tiền.

Nội dung nào bắt buộc 100% học sinh phải học và nội dung nào học sinh được chọn học hay không học theo nhu cầu. 

Buổi hai tổ chức như thế nào? Dạy theo biên chế lớp học chính khóa hay học sinh có thể được lựa chọn lớp học theo nhu cầu hoặc theo các hình thức hoạt động câu lạc bộ? 

Tất cả những vấn đề này hiện chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Sự mập mờ này khiến một số nhà trường đang tận dụng buổi hai để dạy tăng cường kiến thức nhưng thực chất là dạy thêm có thu tiền với tất cả học sinh.

Ranh giới mong manh

Theo một số hiệu trưởng THCS và THPT ở Hà Nội thì sau thông tư 29, rất cần có những hướng dẫn tiếp theo để các trường thực hiện đúng luật.

Ngoài việc tổ chức dạy hai buổi/ngày, còn việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường như thế nào để tránh phạm luật cũng là điều nhiều hiệu trưởng lo lắng.

Vì theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các trường được phép chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục dựa theo chương trình giáo dục do Bộ GD-ĐT ban hành, điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên, chiến lược phát triển của nhà trường và nhu cầu của phụ huynh, học sinh...

Theo đó, hiệu trưởng có thể được linh hoạt xây dựng chương trình nhà trường với cả nội dung học tập, hoạt động nằm ngoài chương trình nhằm giúp học sinh bổ sung năng lực, kỹ năng, gắn học tập với thực tiễn cuộc sống...

Nhưng ranh giới giữa "dạy thêm" với các hoạt động do nhà trường chủ động xây dựng hiện mong manh, có những điểm mờ rất cần được làm rõ.

Phương án học 2 buổi/ngày đối với học sinh cấp 2 và cấp 3: Sẽ có hướng dẫn chung toàn quốc

Chiều 6-4, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin chính thức về việc "học sinh cấp THCS, THPT sẽ phải học 2 buổi/ngày" được dư luận quan tâm nhiều trong thời gian qua.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Ngày 10-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã nhận kết quả bước đầu tham gia chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024.

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Không kể mưa nắng, Hiếu từng có 10 năm cõng Minh đến trường. Hôm nay, nam sinh lại cõng người bạn thân lên bục nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Quận Gò Vấp tuyển học sinh vào lớp 1, lớp 6 trái tuyến như thế nào?

Các trường tiểu học và THCS tại quận Gò Vấp có tuyển sinh lớp 1 và lớp 6 theo diện trái tuyến hay không? Tuyển vào thời gian nào?

Quận Gò Vấp tuyển học sinh vào lớp 1, lớp 6 trái tuyến như thế nào?

Các chuyên gia nói về giáo dục nhân 80 năm Bác Hồ gửi thư cho học sinh

Ngày 11-5, một hội thảo cùng nhìn lại những mong ước của Hồ Chủ tịch về một nền giáo dục nhân văn nhân 80 năm Người gửi thư cho học sinh nhân dịp khai trường.

Các chuyên gia nói về giáo dục nhân 80 năm Bác Hồ gửi thư cho học sinh

Nơi đào tạo 6.000 thạc sĩ, 80 tiến sĩ các ngành mũi nhọn

Ngày 10-5, Viện Đào tạo sau đại học - Trường đại học Hàng hải Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và đón nhận bằng khen của bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Nơi đào tạo 6.000 thạc sĩ, 80 tiến sĩ các ngành mũi nhọn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar