07/09/2021 15:01 GMT+7

Hoạt động của các nhà máy ở châu Á chững lại do dịch bệnh

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Hoạt động của các nhà máy trên khắp châu Á đã chững lại vào tháng 8 vừa qua, trong bối cảnh gia tăng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn.

Hoạt động của các nhà máy ở châu Á chững lại do dịch bệnh - Ảnh 1.

Công nhân làm việc bên trong một nhà máy định hướng xuất khẩu ở Gazipur, Bangladesh. Ảnh minh họa: asiafoundation.org

Hoạt động của các nhà máy trên khắp châu Á đã chững lại vào tháng 8 vừa qua, trong bối cảnh gia tăng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và thêm những quan ngại quá trình phục hồi kinh tế khu vực sẽ chững lại.

Các chỉ số đánh giá hoạt động sản xuất giảm mạnh tại các nền kinh tế lớn của châu Á, phần lớn bởi các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của virus, tình trạng tắc nghẽn ở các cảng vận chuyển và chi phí đầu vào cao hơn khiến sản xuất gặp khó khăn. Cũng có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với một số mặt hàng của châu Á đang chững lại do người tiêu dùng ở phương Tây hạn chế chi tiêu.

Tại Malaysia, hầu hết các nhà sản xuất đã được yêu cầu giảm công suất, trừ khi ít nhất 80% công nhân nhà máy đã được tiêm phòng. Trung Quốc tạm thời đóng cửa bến chính ở cảng Ninh Ba-Chu Sơn đông đúc thứ 3 thế giới vào tháng trước (hiện tại bến này đã mở cửa trở lại). Tại Trung Quốc, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Caixin - chỉ số đo lường hoạt động của các nhà máy tư nhân - đã giảm lần đầu tiên trong tháng 8 kể từ khi nền kinh tế nước này bắt đầu quá trình phục hồi vào tháng 4/2020. Chỉ số này đã giảm xuống còn 49,2 điểm so với mức 50,3 điểm trong tháng 7 (ngưỡng 50 phân định giữa suy giảm và tăng trưởng). Trong khi hoạt động sản xuất của Hàn Quốc tiếp tục mở rộng trong tháng 8,  chỉ số phụ về sản lượng lần đầu tiên giảm xuống dưới 50 điểm trong 1 năm qua, do tình trạng thiếu nguyên liệu và thời gian giao hàng của nhà cung cấp kéo dài.

Theo dữ liệu mới nhất của hãng IHS Markit, hoạt động của các nhà máy tại 7 quốc gia Đông Nam Á cũng giảm trong tháng 8. Chỉ số PMI của 7 nước này đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp, xuống còn 44,5 điểm.

Diễn biến dịch bệnh ở các nước châu Á có thể báo hiệu những vấn đề mà các nhà nhập khẩu các mặt hàng từ châu Á phải đối mặt, nhất là những nước có nhu cầu cao đối với đồ chơi hay chất bán dẫn. Khi ngày càng có nhiều nhà máy gặp khó khăn để duy trì hoạt động đầy đủ, người mua càng khó tìm được nguồn sản phẩm họ cần trong ngành công nghiệp phụ trợ và điều này có thể gia tăng áp lực lạm phát trên toàn thế giới.

Ông Alex Holmes, chuyên gia kinh tế về các thị trường mới nổi tại Capital Economics ở Singapore, cho biết: 'Sự gián đoạn do dịch bệnh đã góp phần làm tăng sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, từ tình trạng thiếu chất bán dẫn đến chi phí vận chuyển tăng cao'. Ông Holmes lưu ý rằng nhiều quốc gia ở Đông Nam Á là nhà cung cấp hàng hóa trung gian như các linh kiện dùng để sản xuất hàng điện tử tiêu dùng và ô tô. Ông nhấn mạnh tất cả những điều này có nghĩa là những nút thắt trong chuỗi cung ứng toàn cầu khó có thể sớm cải thiện.

Một số vấn đề sản xuất có thể sẽ được cải thiện khi tỷ lệ tiêm chủng tăng lên. Trung Quốc dường như đã ngăn chặn được một đợt bùng phát ngắn của dịch COVID-19 vào đầu mùa Hè vừa qua. Vào đầu tháng 8, Malaysia - một nhân tố trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu - cho biết nước này sẽ nới lỏng các hạn chế đi lại đối với những người được tiêm chủng đầy đủ ở một số khu vực đã có khoảng một nửa dân số được tiêm chủng đầy đủ. Các nhà chức trách ở Indonesia cũng cho biết sẽ nới lỏng một số hạn chế vì các ca lây nhiễm tiếp tục giảm.

Tuy nhiên, so với các nền kinh tế giàu có hơn ở phương Tây, nhiều quốc gia châu Á khác, ngoại trừ Trung Quốc, vẫn thiếu nguồn lực và tầm ảnh hưởng để vượt lên dẫn trước trong việc tiêm chủng do tình trạng thiếu vaccine. Một số nhà kinh tế lo ngại nếu các quốc gia châu Á giảm bớt biện pháp hạn chế nhưng chưa thể tăng tốc độ tiêm chủng, thì có thể đối mặt với rủi ro số ca nhiễm mới gia tăng và tình trạng thiếu lao động do người dân bị cách ly ở nhà hoặc từ chối làm việc.

Những dữ liệu mới nhất cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với một số hàng hóa đang bắt đầu giảm khi người tiêu dùng ở phương Tây hạn chế chi tiêu mua sắm vì quan ngại sự lây lan của biến thể Delta. Mặc dù nhu cầu giảm liên tục có thể giúp các nhà máy châu Á đáp ứng dễ dàng hơn, giảm bớt một số vấn đề trong chuỗi cung ứng, nhưng điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của khu vực, vốn được hỗ trợ bởi nhu cầu xuất khẩu cao hơn dự kiến.



Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin 18h: Vẫn lo khách đi nhầm nhà ga ở Tân Sơn Nhất; COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng

Điểm tin cùng bạn 18h ngày 15-5-2025: Gió lốc quật ngã hàng loạt trụ điện ở Gia Lai, hàng trăm hộ dân mất điện; Trình Quốc hội duyệt dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku 4 làn xe hoàn chỉnh; Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa…

Điểm tin 18h: Vẫn lo khách đi nhầm nhà ga ở Tân Sơn Nhất; COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng

Lo kinh tế suy thoái, người dân Nhật Bản đổ xô đầu tư vào vàng

Nhật Bản đang chứng kiến sự bùng nổ đầu tư vào vàng trong bối cảnh gia tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu do các biện pháp thuế quan mới của Mỹ.

Lo kinh tế suy thoái, người dân Nhật Bản đổ xô đầu tư vào vàng

Mỹ phát triển ứng dụng chẩn đoán thiếu máu qua ảnh móng tay

Các nhà khoa học đã sử dụng ứng dụng AI phân tích hình ảnh móng tay nhằm xác định nồng độ hemoglobin - một chỉ số then chốt trong việc phát hiện tình trạng thiếu máu.

Mỹ phát triển ứng dụng chẩn đoán thiếu máu qua ảnh móng tay

Canada tìm chủ nhân 160 tấm séc, mỗi tấm trị giá hơn 100.000 CAD

Tính đến cuối tháng 4-2025, CRA đang nắm giữ tổng cộng 1,7 tỉ CAD tiền thanh toán mà họ đã từng cố gắng gửi không thành công cho chủ sở hữu hợp pháp của chúng trong gần ba thập kỷ.

Canada tìm chủ nhân 160 tấm séc, mỗi tấm trị giá hơn 100.000 CAD

Mì Siukay ra mắt bản nâng cấp: gà xốt phô mai

Mì SiuKay vừa ra mắt phiên bản nâng cấp hấp dẫn: Gà xốt phô mai tan chảy. Với sự kết hợp giữa vị gà cay đặc trưng và xốt phô mai sánh mịn, thơm béo, sản phẩm mang đến một trải nghiệm khác biệt, thu hút nhiều thực khách trẻ.

Mì Siukay ra mắt bản nâng cấp: gà xốt phô mai

Cơ hội sở hữu iPhone 15 khi giao hàng qua J&T Express

Với mục tiêu đồng hành cùng nhà bán hàng online trong mùa thấp điểm và tri ân khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh, từ ngày 12/05 J&T Express tổ chức chương trình “Siêu quay trúng ngay”.

Cơ hội sở hữu iPhone 15 khi giao hàng qua J&T Express
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar