21/12/2023 20:43 GMT+7

Hoàn thành di dân khỏi Kinh thành Huế sớm hơn kế hoạch đề ra

Theo kế hoạch, đến năm 2025 sẽ hoàn thành việc di dời dân cư khỏi di tích Kinh thành Huế. Tuy nhiên mới hết năm 2023, việc di dời này cơ bản đã hoàn tất.

Người dân ở khu vực Thượng thành trên di tích Kinh thành Huế tiến hành tháo dỡ nhà cửa, di dời đến khu vực tái định cư - Ảnh: NHẬT LINH

Người dân ở khu vực Thượng thành trên di tích Kinh thành Huế tiến hành tháo dỡ nhà cửa, di dời đến khu vực tái định cư - Ảnh: NHẬT LINH

Chiều 21-12, UBND TP Huế đã tổ chức họp báo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và định hướng nhiệm vụ của thành phố trong năm 2024, trong đó có thông tin việc di dời dân cư khỏi di tích Kinh thành Huế.

Tại đây, ông Nguyễn Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế, cho biết việc di dời dân cư khỏi di tích Kinh thành Huế đã hoàn thành sớm hơn 2 năm so với kế hoạch.

Trước đó vào năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt khung chính sách đền bù, hỗ trợ tái định cư cho người dân đang sống trong khu vực 1 di tích Kinh thành Huế.

Đây là cuộc di dân lịch sử đối với Huế và được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2019 - 2022 với tổng kinh phí được cấp hơn 1.880 tỉ đồng (di dời dân cư khỏi Thượng thành, Eo bầu); giai đoạn 2 thực hiện từ năm 2023 - 2025 (di dời dân cư đang sống ở các di tích thuộc khu vực hai bên trong Kinh thành Huế).

Theo ông Tuấn, TP Huế đã cơ bản hoàn thành di dời dân cư ra khỏi di tích Kinh thành Huế của cả hai giai đoạn, hoàn thành kế hoạch sớm hơn 2 năm với kinh phí 1.880 tỉ đồng.

"Hiện nay chúng tôi còn 80 tỉ trong tổng số 1.880 tỉ được cấp nữa là sẽ hoàn thành việc di dời dân cư cả giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Dự kiến số tiền này sẽ được phê duyệt, đền bù, hỗ trợ, xây dựng tái định cư cho bà con trước ngày 31-12 này. Như vậy trong năm 2023 cơ bản sẽ hoàn thành toàn bộ cuộc di dân lịch sử", ông Tuấn nói.

Một góc Thượng thành trên di tích Kinh thành Huế sau khi các hộ dân sinh sống trên khu vực này được di dời đi nơi khác - Ảnh: NHẬT LINH

Một góc Thượng thành trên di tích Kinh thành Huế sau khi các hộ dân sinh sống trên khu vực này được di dời đi nơi khác - Ảnh: NHẬT LINH

Ông Tuấn cũng cho biết đã bố trí tái định cư 2.760 lô đất tại khu quy hoạch Hương Sơ, TP Huế phục vụ di dân khỏi di tích.

Ông Trương Đình Hạnh, phó chủ tịch UBND TP Huế, cũng cho biết thành phố đang dọn dẹp, san lấp mặt bằng nhiều khu vực đã di dời dân cư khỏi Kinh thành Huế. "Dự kiến tháng 1-2024 tới, chúng tôi sẽ bàn giao đất sạch ở khu vực Thượng thành, Eo bầu, tuyến phòng lộ cho Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế quản lý, thực hiện phát huy giá trị di tích Kinh thành Huế", ông Hạnh nói.

Cũng tại buổi họp báo, UBND TP Huế thông tin về nhiều chương trình văn hóa, âm nhạc, lễ hội đặc sắc chào đón năm mới 2024.

Theo đó thành phố sẽ tổ chức chương trình âm nhạc đếm ngược chào năm mới tại khu vực ngã sáu trung tâm TP Huế vào tối 31-12. Đêm nhạc quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng được giới trẻ mến mộ như rapper Hiếu Thứ Hai, Hoàng Rapper…

Vào ngày 6-1-2024, TP Huế tổ chức chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc tái hiện lễ lên ngôi hoàng đế của vua Quang Trung và xuất quân ra bắc đánh bại quân Thanh.

Trả lại sự nghiêm trang cho kinh thành Huế

TTO - Hơn 4.200 hộ với khoảng gần 15.000 người dân đang sống trong khu vực 1 của Kinh thành Huế sẽ được di dời để trả lại sự nguyên vẹn cho khu di tích đặc biệt quốc gia và là Di sản thế giới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Danh sách 69 chủ tịch xã, phường ở Hà Tĩnh

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành các quyết định, nghị quyết chỉ định bí thư, phó bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND của 69 xã, phường.

Danh sách 69 chủ tịch xã, phường ở Hà Tĩnh

Tên gọi, địa chỉ các trụ sở công an xã, phường ở Bắc Ninh từ 1-7

Công an tỉnh Bắc Ninh đã công bố phương án bố trí trụ sở làm việc của các đơn vị sau ngày 1-7.

Tên gọi, địa chỉ các trụ sở công an xã, phường ở Bắc Ninh từ 1-7

HĐND tỉnh Gia Lai họp kỳ đầu tiên sau hợp nhất với Bình Định

Ông Rah Lan Chung, chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai mới, khẳng định việc hợp nhất hai tỉnh mở ra kỷ nguyên phát triển mới, đưa Gia Lai phát triển nhanh và bền vững, vươn tầm khu vực và quốc gia.

HĐND tỉnh Gia Lai họp kỳ đầu tiên sau hợp nhất với Bình Định

Đà Nẵng bổ nhiệm 14 giám đốc sở, ngành mới sau sáp nhập

Đà Nẵng vừa trao quyết định bổ nhiệm 14 giám đốc sở, ngành mới sau sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam.

Đà Nẵng bổ nhiệm 14 giám đốc sở, ngành mới sau sáp nhập

Các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp xã hoạt động từ hôm nay 1-7 có quyền hạn, nhiệm vụ ra sao?

Từ 1-7, UBND cấp xã mới sẽ thành lập các phòng chuyên môn. Nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn, trung tâm này như thế nào?

Các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp xã hoạt động từ hôm nay 1-7 có quyền hạn, nhiệm vụ ra sao?

THACO đề xuất tuyến đường sắt Bến Thành - Thủ Thiêm - sân bay Long Thành quy mô ra sao?

Sau khi hoàn tất nghiên cứu, nếu không được lựa chọn làm nhà đầu tư, THACO sẽ bàn giao toàn bộ kết quả nghiên cứu cho TP.HCM và không yêu cầu hoàn trả bất kỳ chi phí nào.

THACO đề xuất tuyến đường sắt Bến Thành - Thủ Thiêm - sân bay Long Thành quy mô ra sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar