10/04/2020 10:24 GMT+7

Họa sĩ Trương Bé: Chuyến du hành cuối cùng vào vũ trụ

MAI THỤY
MAI THỤY

TTO - Có lẽ họa sĩ Trương Bé đã dự cảm về sự ra đi của mình, khi ông bắt đầu vẽ những bụi tinh vân và mơ về những thiên thể lạ lẫm.

Họa sĩ Trương Bé: Chuyến du hành cuối cùng vào vũ trụ - Ảnh 1.

Cảm xúc mãnh liệt của họa sĩ Trương Bé dành cho vũ trụ trong bức Tình yêu vĩnh cửu - Ảnh tư liệu gia đình

Ngày khai mạc triển lãm "Nhịp điệu vũ trụ" của họa sĩ Trương Bé hồi tháng 9-2019 ở Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, phóng viên có ý hỏi sau khi đã chu tất cho mình một triển lãm mà họa sĩ gọi là triển lãm cuối cùng, thì ông muốn làm gì tiếp theo? Họa sĩ Trương Bé chỉ đáp gọn lỏn: "Muốn tiếp tục vẽ".

Vài tháng trước triển lãm, ông sống luân phiên giữa xưởng vẽ và bệnh viện. Ông vẽ trước cuộc đại phẫu và lại vẽ khi vết mổ vừa mới lành. Trong hồi ký được xuất bản gần đây - Họa sĩ Trương Bé - Cuộc đời và nghệ thuật (NXB Thuận Hóa), ông đã bộc bạch những suy nghĩ về nghệ thuật ở chặng đường cuối đời.

Cuốn sách gợi mở nhiều hơn về những bức tranh trừu tượng của ông, nhất là tranh sơn mài. Xem tranh Trương Bé, người ta dễ nảy sinh tranh luận về Phật pháp hay thiền bởi lẽ ông vẽ vũ trụ mà các tinh vân lại vặn xoắn vào nhau như những đóa sen. 

Thế nhưng, họa sĩ Trương Bé không muốn đi xa đến vậy. Ông thấy ở vũ trụ cái lớn nhất là chính nó và cái nhỏ nhất là nguyên tử, vẻ đẹp của vũ trụ đến từ sự giao hòa của cả hai. Ông mân mê cái biến ảo đó như một nhà vật lý say sưa các chùm sóng, hạt.

Chỉ có sơn mài mới thỏa những biểu đạt của họa sĩ. Màu trắng trứng cho những tinh tú. Màu then tạo nên các sắc độ và chiều sâu của bóng tối. Màu xanh, đỏ, vàng... cho những tinh vân cuộn lấy nhau. 

Dần tiến tới những cuộc phẫu thuật, tranh họa sĩ Trương Bé càng nhiều chi tiết và một lô lốc đường nét vặn vẹo. Trước vẻ đẹp kỳ vĩ của vũ trụ, cơn đau cũng chợt hóa thành bụi tinh vân và đi vào tranh.

Hiếm có hiệu trưởng trường mỹ thuật nào vẽ nhiều như họa sĩ Trương Bé. Khi nghỉ hưu, những cảm xúc của ông bỗng trở nên nở rộ và cái nhìn cũng sắc sảo lạ thường. "Hơn lúc nào hết, những thách thức khó khăn, hạn chế về sức khỏe lại trở thành động lực và sức mạnh, giúp ông giải tỏa và bộc lộ bản thân trong sáng tác.

Ông vẽ như thể không bao giờ được vẽ, như thể thời gian chỉ còn lại vài khoảnh khắc. Ông gấp gáp tranh thủ từng phút từng giây. 

Ông không thể ngờ rằng trong hơn một năm qua chính là thời điểm thăng hoa nhất trong sự nghiệp của ông. Mặc dù bệnh tật đã hành hạ ông và chỉ có thể vẽ 3, 4 tiếng vào mỗi đêm" - nghệ sĩ Phạm Diệu Hương, con nuôi họa sĩ Trương Bé, tâm sự.

Họa sĩ Trương Bé đã thực hiện gần như trọn vẹn những mong muốn của mình: đóng góp cho sự nghiệp giảng dạy họa sĩ trẻ, triển lãm cuối đời để nhìn lại quãng đường đã đi, hoàn thành cuốn hồi ký chất chứa suy tư về nền nghệ thuật. Giờ đây, người họa sĩ tiếp tục chuyến phiêu lưu vào vũ trụ mà ông bắt đầu từ nhiều năm trước...

Họa sĩ Trương Bé: Chuyến du hành cuối cùng vào vũ trụ - Ảnh 2.

Cảm xúc mãnh liệt của họa sĩ Trương Bé dành cho vũ trụ trong bức Tình yêu vĩnh cửu - Ảnh tư liệu gia đình

Họa sĩ Trương Bé - người đã đưa hội họa trừu tượng vào sơn mài truyền thống Việt Nam - vừa qua đời vào 12h05 ngày 9-4 tại nhà riêng ở Huế. Ông sinh năm 1942 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 1974, từ năm 1988 đến 2000 là phó hiệu trưởng rồi hiệu trưởng Trường đại học Nghệ thuật Huế.

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu (Hội Mỹ thuật Việt Nam) cho biết Trương Bé đã đến với hội họa trừu tượng từ khá sớm và đã thành công trong việc đưa hội họa trừu tượng lên tranh sơn mài truyền thống Việt Nam.

Về sau này, Trương Bé "chơi" sơn mài trừu tượng với những bức tranh khổ cực lớn, diễn tả những suy tư về vũ trụ, những thông điệp vào thinh không bằng một cảm hứng bao la, diệu vợi. Ông từng tâm tình: "Khi thả hồn vào những khoảng mênh mông của trời đất, tôi như tìm được chính mình và nơi đó tình yêu nghệ thuật của tôi thăng hoa".

Tên gọi của những cuộc triển lãm quy mô cùng tựa đề các tác phẩm đã cho thấy nỗi ám ảnh của ông về vũ trụ bao la: Thiên - Địa - Nhân, Nhịp điệu vũ trụ, Nhịp điệu vật chất, Chòm sao Bạch Dương, Tinh vân, Tiếng vọng từ vũ trụ, Cột bụi vũ trụ, Những đường cong huyền bí, Càn khôn, Vòng luân chuyển, Hỗn độn và hài hòa…

MINH TỰ

Họa sĩ Trương Bé qua đời

TTO - Họa sĩ Trương Bé - người đã đưa hội họa trừu tượng vào sơn mài truyền thống Việt Nam - vừa qua đời trưa nay 9-4 tại nhà riêng ở Huế.

MAI THỤY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Ngày 7-7, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, TP Đà Nẵng) cho biết đang phối hợp với các đơn vị để xúc tiến thủ tục thăm dò, khai quật khảo cổ trong khuôn viên Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu

Tàn lửa là truyện tranh Việt Nam rất được bạn đọc trẻ tuổi chú ý trong thời gian gần đây, dù mới ra mắt 2/7 tập.

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar