12/04/2024 14:35 GMT+7

Hòa Phát có thể làm thép đường ray cao tốc, nhưng tốc độ 850 km/h 'là rất ghê'

Nhiều chuyên gia nhận định Tập đoàn Hòa Phát có thể làm được thép đường ray cho cao tốc, song cần đầu tư lớn về công nghệ để đáp ứng tiêu chuẩn dòng thép chất lượng cao làm đường ray.

Nhà máy sản xuất thép của Hòa Phát - Ảnh: N.NGHI

Nhà máy sản xuất thép của Hòa Phát - Ảnh: N.NGHI

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Nguyễn Sơn Lâm, chuyên gia thuộc Hội Đúc luyện kim Việt Nam, cho rằng việc Hòa Phát tuyên bố đầu tư, nghiên cứu sản xuất thép đường ray cho đường sắt cao tốc là có cơ sở. 

Cũng bởi doanh nghiệp này đang đầu tư dự án thép Dung Quất giai đoạn 2 và các dự án thép khác. Cộng thêm kinh nghiệm đầu tư sản xuất thép cùng đội ngũ chuyên gia đã tích lũy kinh nghiệm trong nhiều năm, Hòa Phát có thể sản xuất được dòng thép chất lượng cao này.

Chờ các dự án quy mô lớn

Theo ông Lâm, thép đường ray là loại thép yêu cầu độ bền, chống mài mòn cao. Các mác thép được sử dụng phải chịu được áp lực, chịu bền và là dòng thép chất lượng cao.

Trong khi đó, dây chuyền đầu tư của Hòa Phát tại dự án Dung Quất giai đoạn 2 đã đầu tư những công nghệ hiện đại, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất các dòng thép chất lượng cao. Với dây chuyền này, quan trọng nhất là lò tinh luyện để xử lý và giải quyết được những vấn đề như tạp chất, khử khí và xử lý chân không.

Đây cũng là dây chuyền sản xuất công nghiệp theo quy mô lớn, hiện đại nên sẽ là cơ sở để Hòa Phát sản xuất quy mô công nghiệp, giúp giảm chi phí giá thành, tăng sức cạnh tranh với nước ngoài.

Tuy nhiên, ông Lâm cho rằng Hòa Phát phải giải quyết bài toán lớn nhất, đó là nghiên cứu, thử nghiệm được sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng với dòng thép chất lượng cao phục vụ sản xuất đường ray cao tốc. 

Bởi hiện nay, tốc độ tàu cao tốc phổ biến trên thế giới chủ yếu là 350km/h. Một số nước cũng đang nghiên cứu để làm đường cao tốc vận tốc lớn hơn, nhưng với tốc độ 850km/h theo ông Lâm “là rất ghê”. 

Do đó, vị chuyên gia này cho rằng trước hết Hòa Phát nghiên cứu để sản xuất thép đường ray với tốc độ 350 - 500km/h cũng là “rất quý”, sau đó tiến tới làm thép đường cao tốc 850km/h.

“Vấn đề đặt ra cho Hòa Phát là phải mạnh dạn đầu tư ban đầu, không chỉ nhà máy sản xuất, mà quan trọng là đội ngũ chuyên gia. Điều này tôi cũng đã góp ý cho doanh nghiệp này trước đây. Phải tập hợp được các chuyên gia trong và ngoài nước. 

Bởi trước đây Hòa Phát sản xuất thép thông thường, yêu cầu kỹ thuật chưa phải là cao lắm, nhưng với dòng thép chất lượng cao thì phải đầu tư công nghệ, kỹ thuật hiện đại để nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm đạt tiêu chuẩn” - ông Lâm nói.

Một lãnh đạo quản lý ngành cho hay việc sản xuất được thép đường ray còn phụ thuộc vào công nghệ đường sắt cao tốc lựa chọn là loại nào. Thép đường ray có thể làm từ thép hợp kim, hoặc thép đáp ứng được tiêu chuẩn của tàu đệm từ, với dây chuyền luyện kim hiện đại bậc nhất. 

Mấu chốt là công nghệ

Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp là phải nghiên cứu hoặc mua công nghệ. Trong khi mục tiêu hướng tới thép đường ray với vận tốc tối đa là 850km/h, đòi hỏi phải công nghệ rất mới, nhiều nước vẫn đang nghiên cứu, thử nghiệm, nên sẽ là thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp. 

Mặc dù còn những hoài nghi về khả năng sản xuất thép đường ray để đáp ứng cho yêu cầu vận tốc đường sắt cao tốc 850km/h, nhưng nhiều chuyên gia bày tỏ kỳ vọng doanh nghiệp Việt Nam có thể nghiên cứu, sản xuất được sản phẩm này. Bởi đây sẽ là cú hích lớn cho ngành thép. 

Ông Nguyễn Văn Sưa, nguyên phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), cho rằng các mác thép thế giới hiện nay đã có tiêu chuẩn. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho Hòa Phát và các doanh nghiệp trong nước là nghiên cứu sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đầu tư dây chuyền công nghệ. 

Trong khi đó, sản xuất thép của Việt Nam có lợi thế là chi phí rẻ hơn thế giới từ 10-20% nhờ nhân công, khấu hao thiết bị... Vì vậy, mặc dù doanh nghiệp đứng trước sức ép và bài toán cạnh tranh rất lớn, nhưng không phải là không có cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào sản xuất các dòng thép chất lượng cao. 

PGS.TS Lâm khuyến nghị Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong đầu tư, nghiên cứu và thử nghiệm sản phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp được tham gia vào dự án hạ tầng lớn, như đường sắt cao tốc để làm cơ sở, động lực cho đầu tư khoa học công nghệ, nghiên cứu sản phẩm nhằm tăng tỉ lệ nội địa hóa trong nước.

Hòa Phát sẽ làm đường ray tốc độ cao, tốc độ 850km/h?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, tỉ phú Trần Đình Long - chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - cho biết đang nghiên cứu làm đường ray đường sắt tốc độ cao với tốc độ dự kiến 850km/h. Dù khó nhưng Hòa Phát vẫn sẽ làm, ông Long nói.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dự kiến giá vé tàu điện, xe bus sẽ theo khung giờ

Giá vé tàu điện, xe bus sẽ theo khung giờ chứ không chỉ tính theo nhóm như hiện nay nhằm khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng nhiều hơn.

Dự kiến giá vé tàu điện, xe bus sẽ theo khung giờ

Dự thảo trung tâm tài chính được gửi sang Anh, Luxembourg, Đức... để tham vấn

Ngày 20-5, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã chủ trì hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến về xây dựng nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Dự thảo trung tâm tài chính được gửi sang Anh, Luxembourg, Đức... để tham vấn

Công an Long An phát hiện kho chứa hàng trăm nồi cơm, lẩu điện, bếp gas… không rõ nguồn gốc

Tại thời điểm kiểm tra, chủ kho có chứa hàng trăm nồi cơm, lẩu điện, bếp gas... không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc số hàng.

Công an Long An phát hiện kho chứa hàng trăm nồi cơm, lẩu điện, bếp gas… không rõ nguồn gốc

‘Vua bút bi’ Thiên Long sắp thâu tóm chuỗi nhà sách rất lớn ở TP.HCM

Ngay sau khi thông tin Thiên Long có thể trở thành cổ đông lớn được công bố, cổ phiếu PNC đã tăng kịch trần (7%), lên 22.000 đồng/đơn vị. Theo đó, vốn hóa thị trường của chủ sở hữu chuỗi nhà sách Phương Nam đã lên gần 240 tỉ đồng.

‘Vua bút bi’ Thiên Long sắp thâu tóm chuỗi nhà sách rất lớn ở TP.HCM

Một công ty may giảm 1.300 nhân sự, nay phát hành cổ phiếu để… trả lương

Công ty cổ phần May Thanh Trì từng có gần 1.500 lao động (năm 2002), nhưng cuối năm 2024 chỉ còn 147 người. Việc giảm nhân sự diễn ra nhiều năm trở lại đây...

Một công ty may giảm 1.300 nhân sự, nay phát hành cổ phiếu để… trả lương

Đại biểu: Người từ 16 tuổi góp vốn thành lập doanh nghiệp, mở quán trà sữa tại sao không?

Sáng 20-5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.

Đại biểu: Người từ 16 tuổi góp vốn thành lập doanh nghiệp, mở quán trà sữa tại sao không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar