26/08/2022 12:37 GMT+7

Hoa hậu H’Hen Niê trao tặng kỷ vật chống dịch COVID-19 cho bảo tàng

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam H’Hen Niê vừa trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ sáng 26-8 chiếc áo cô mặc trong các chuyến làm thiện nguyện suốt những ngày chống dịch COVID-19 năm 2021.

Hoa hậu H’Hen Niê trao tặng kỷ vật chống dịch COVID-19 cho bảo tàng - Ảnh 1.

Hoa hậu H'Hen Niê (trái) tặng áo kỷ niệm cho Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ - Ảnh: L.ĐIỀN

Đây là một phần trong chương trình tiếp nhận hiện vật liên quan đến cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian vừa qua. 

Cùng với hoa hậu H’Hen Niê còn có Nghệ sĩ nhân dân Kim Xuân, trao tặng cho bảo tàng bộ áo dài cô đã mặc trong lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ IX vào ngày 29-8-2019 tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Hoa hậu H’Hen Niê trao tặng kỷ vật chống dịch COVID-19 cho bảo tàng - Ảnh 2.

Nghệ sĩ nhân dân Kim Xuân trao tặng hiện vật cá nhân cho Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ

Hoa hậu H’Hen Niê dịp này cũng trao tặng một bộ áo dài của cô, góp vào bộ sưu tập áo dài của nhiều nhân vật tên tuổi đang được lưu giữ tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ.

Bên cạnh đó, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ đợt này còn tiếp nhận nhiều hiện vật từ những tập thể, cá nhân cùng trong chủ đề phòng chống dịch COVID-19 từ các bác sĩ, thầy giáo, nhà khoa học, doanh nghiệp, đặc biệt có em Trần Trọng Nhân - cháu nội Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai, đại diện Nhóm tình nguyện tham gia nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 của CLB Truyền thống kháng chiến Khối Vũ trang - biệt động Quân khu Sài Gòn - Gia Định - tặng một số đồ dùng tham gia cứu trợ COVID-19.

Các hiện vật này sẽ được Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ tập hợp hình thành chuyên đề trưng bày "Những đóa hồng nơi tuyến đầu phòng chống dịch COVID-19" dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 10-2022 tới đây, nhân kỷ niệm một năm ngày TP.HCM chuyển sang thời kỳ bình thường mới sau những tháng ngày giãn cách xã hội nghiêm ngặt trong đại dịch.

Hoa hậu H’Hen Niê trao tặng kỷ vật chống dịch COVID-19 cho bảo tàng - Ảnh 3.

Các cá nhân, tập thể tặng hiện vật cho Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ sáng 26-8 - Ảnh: L.ĐIỀN

Cùng trong sáng 26-8, bảo tàng cũng tổ chức chương trình giao lưu Sống tiếp ước mơ - lần 2 (lần 1 tổ chức năm 2017) với diễn giả là thân nhân của mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng lực lượng vũ trang từng đóng góp rất lớn trong chiến tranh Việt Nam.

Tại đây, cô Huỳnh Thị Minh Tâm kể lại câu chuyện của người mẹ là Mẹ Việt Nam anh hùng Dương Thị Huê và cha là Huỳnh Văn Một, những đoạn hồi ức hào hùng và bi tráng. Từ nỗi đau của dòng họ có 13 người bên nội bị giặc tàn sát, cô đã sớm theo cách mạng, rồi đến người em sau ngày thống nhất cũng vào bộ đội chiến đấu ở chiến trường K và anh dũng hy sinh. 

Bản thân cô Minh Tâm nguyên là chủ tịch Hội Chữ thập dỏ TP.HCM, hiện nay vẫn còn theo đuổi các chương trình hỗ trợ học sinh vùng sâu vùng xa học nghề và giáo dục lý tưởng chính trị qua Quỹ Hỗ trợ giáo dục và tài năng thể thao học đường TP.HCM...

Hay nhà văn, họa sĩ Bùi Quang Lâm xuất hiện trong vai trò anh ruột của liệt sĩ Bùi Thanh Tùng - người đã tiếp bước anh vào chiến trường K và ngã xuống trong một bãi mìn "như rải thóc" đến nỗi không tìm được thi thể.

"Trước khi vào bộ đội, em tôi đạp ba gác, khi nghe tôi từ chiến trường về kể chuyện chiến tranh, em nói: Anh vào trận được thì em cũng vào trận được... Nhưng rồi sau khi hết chiến tranh, gia đình chúng tôi quay lại cung đường em đã đi, đến vị trí bãi mìn em đã gặp nạn, chỉ để cúng và xin một nắm đất về thờ chứ không còn thi thể...", nhà văn Bùi Quang Lâm nói trong nghẹn ngào.

Hai diễn giả tiếp theo là hai mẹ con bà Đặng Thị Thiệp và ông Trần Vũ Bình là vợ và con của Anh hùng Lực lượng vũ trang, chiến sĩ biệt động Sài Gòn Trần Văn Lai. Bà Thiệp kể chuyện vào vai vợ bé của ông tỉ phú Mai Hồng Quế mua nhà giữa lòng Sài Gòn để đào hầm giấu vũ khí. 

Còn ông Trần Vũ Bình chia sẻ nỗi ám ảnh từ tuổi bé thơ: "Năm anh em tôi bị nhốt trong nhà, không được tiếp cận hàng xóm, không biết bên ngoài người ta sống như thế nào... Có đi học thì bị chúng bạn nói tụi tôi là con hoang bởi vì khai sanh của tôi để cha là vô danh, bị người ta nói mẹ là người giật chồng người khác...".

Nhưng quả ngọt của hoàn cảnh éo le độc đáo ấy là ông Trần Văn Lai sau ngày thống nhất đã kịp dặn con mình giữ gìn ngôi nhà được "mua cho vợ bé" (tức bà Đặng Thị Thiệp, kỳ thực là nơi chôn giấu vũ khí). "Nhờ đó mới giữ được một di tích cách mạng còn nguyên vết đạn, là di tích quốc gia được công nhận cùng lúc với Dinh Độc Lập", ông Trần Vũ Bình tâm sự.

Hoa hậu H’Hen Niê trao tặng kỷ vật chống dịch COVID-19 cho bảo tàng - Ảnh 4.

Bốn diễn giả giao lưu Sống tiếp ước mơ, thứ 2 từ phải qua: Bà Huỳnh Thị Minh Tâm, bà Đặng Thị Thiệp, ông Bùi Quang Lâm, ông Trần Vũ Bình - Ảnh: L.ĐIỀN

Dịp này, nhà văn Bùi Quang Lâm cũng trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ 100 quyển truyện Nồi đất - tác phẩm thuật tả một phần góc khuất của chiến tranh Việt Nam trong lòng đô thị Sài Gòn.

Được gợi ý đưa ra lời nhắn nhủ với thế hệ đàn em của thành phố hôm nay, ông Bùi Quang Lâm chia sẻ: "Lớp trẻ bây giờ hơn thế hệ trước nhiều lắm, các bạn có sức khỏe tốt sẽ có hoài bão ước mơ, sống trong hòa bình thì phải giữ gìn, biết khát vọng và đừng đứng ngoài cơ hội, cứ mạnh dạn thực hiện ước mơ của mình".

Hoa hậu H'Hen Niê lên tiếng thay đổi định kiến giới trong công việc

TTO - Đại sứ của chiến dịch truyền thông 'Thanh niên chuẩn - Nói không với định kiến giới' là Hoa hậu H'Hen Niê chia sẻ về những định kiến giới đối với sự phân công nghề nghiệp.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Ngày 7-7, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, TP Đà Nẵng) cho biết đang phối hợp với các đơn vị để xúc tiến thủ tục thăm dò, khai quật khảo cổ trong khuôn viên Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu

Tàn lửa là truyện tranh Việt Nam rất được bạn đọc trẻ tuổi chú ý trong thời gian gần đây, dù mới ra mắt 2/7 tập.

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar