19/01/2022 07:39 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt?

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Có lúc tạo hình hổ trong mỹ thuật Việt thể hiện sự khỏe khoắn, uy dũng hoặc đáng sợ, nhưng có những giai đoạn con hổ được tạo hình hiền lành, gần gũi tựa một con thú nuôi trong nhà, gây ngạc nhiên cho người xem.

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - Ảnh 1.

Nhà sử học Dương Trung Quốc xem triển lãm - Ảnh: T.ĐIỂU

Tạo hình hổ hiền lành này trong mỹ thuật Việt Nam ở nhiều thời kỳ theo nhà sử học Dương Trung Quốc là một nét văn hóa rất đặc biệt, cho thấy người Việt từ xa xưa đã chọn sống hòa thuận với thiên nhiên, dù là thiên nhiên dữ dằn nhất.

Những hình tượng hổ này đang được Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với khu di tích lịch sử Đền Hùng và một số nhà sưu tập tư nhân giới thiệu tới công chúng trong trưng bày chuyên đề Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam tại số 1 Tràng Tiền, Hà Nội.

Chỉ với trên 30 hiện vật và tài liệu, hình ảnh chọn lọc từ tượng thờ, vật liệu trang trí, tranh thờ dân gian nhưng trưng bày mang đến cho công chúng một hình dung bao quát về sự vận động đổi thay rất thú vị của hình tượng hổ qua các giai đoạn khác nhau của 2.000 năm mỹ thuật Việt Nam.

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - Ảnh 2.

Một tượng hổ cổ tạo hình ngộ nghĩnh được trưng bày - Ảnh: T.ĐIỂU

Nếu như hổ trong nghệ thuật thời Đông Sơn cho thấy sự tôn thờ sức mạnh, oai linh của loài vật này thì sang nghệ thuật của 10 thế kỷ đầu Công nguyên lại gắn với các quan niệm về tứ tượng (tứ linh, tứ thần thú) với Thanh Long (trấn giữ phương Đông), Bạch Hổ (trấn giữ phương Tây), Chu Tước (trấn giữ phương Nam), Huyền Vũ (trấn giữ phương Bắc).

Vì mang ý nghĩa tâm linh, tôn giáo Hổ được tạo hình xa rời hình ảnh của hổ trong thực tế.

Tới tượng hổ trong các lăng mộ thời Trần (1225 - 1400) lại có tạo hình khỏe khoắn, sinh động, thể hiện sự dũng mãnh, oai phong, đồng thời được coi như linh thú trấn yểm, bảo vệ các lăng mộ...

Hổ trong nghệ thuật gốm tuy không có nhiều như rồng, phượng, lân hoặc chim, cá, vịt, hươu, ngựa... nhưng những hiện vật khảo cổ cho thấy sự hiện diện của hổ trên đồ gốm khá sớm và có tính liên tục, sớm nhất là trên các thạp gốm hoa nâu thời Trần.

Chúng được tạo hình khỏe khoắn, sinh động, mang vẻ dũng mãnh khi rượt đuổi nhau hoặc rượt đuổi con mồi.

Hình tượng hổ cũng xuất hiện trên nhiều dòng đồ gốm khác. Những hình hổ này hoàn toàn không mang các ý nghĩa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng hay sự sợ hãi, sùng bái như các thời kỳ trước mà thường là các đồ án trang trí tươi vui, sinh động.

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - Ảnh 3.

Hổ được tạo hình giản lược về hình thức, thể hiện cái nhìn hồn nhiên, mộc mạc, hóm hỉnh, đầy sức sống của nghệ thuật dân gian truyền thống - Ảnh: T.ĐIỂU

Hổ trong điêu khắc đình làng thế kỷ 16 - 18 rất đặc biệt, rất gần gũi, thân quen, không bị lệ thuộc, gò bó về tạo hình, chúng đa dạng về thủ pháp, giản lược về hình thức, thể hiện cái nhìn hồn nhiên, mộc mạc, hóm hỉnh, đầy sức sống của nghệ thuật dân gian truyền thống.

Hổ trong tranh dân gian Hàng Trống có trưng bày Ngũ hổ - bức tranh nổi tiếng được lưu truyền qua nhiều đời trong không gian thờ phụng. Ngoài ra còn có các tranh độc hổ theo màu sắc tương ứng như thanh hổ, bạch hổ, xích hổ, hắc hổ.

Hổ trong mỹ thuật thời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20 được sử dụng trang trí đa dạng từ cung đình đến dân gian, từ các biểu tượng tôn giáo, tín ngưỡng đến đời sống sinh hoạt thường nhật và tạo hình hổ theo đó cũng rất phong phú.

Trưng bày mở cửa đón khách đến ngày 31-8.

Một số hình ảnh hiện vật trong trưng bày:

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - Ảnh 4.

Chân đèn trang trí hình hổ, voi, chất liệu đồng pháp lam thế kỷ 19 - Ảnh: T.ĐIỂU

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - Ảnh 5.

Bình rượu gốm hoa lam nhiều màu là gốm Chu Đậu thế kỷ 15 - Ảnh: T.ĐIỂU

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - Ảnh 6.

Bức chạm hổ trên ô thoáng cửa thế kỷ 17 ở Mê Linh, Hà Nội - Ảnh: T.ĐIỂU

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - Ảnh 7.

Đĩa gốm Chu Đậu thế kỷ 15 vẽ hình hổ - Ảnh: T.ĐIỂU

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? - Ảnh 8.

Tượng hổ gốm Bát Tràng thế kỷ 18 - Ảnh: T.ĐIỂU

Nhiếp ảnh gia Thụy Điển kể chuyện chụp ảnh hổ hoang dã

TTO - Là nhiếp ảnh gia nổi tiếng chuyên chụp ảnh và làm phim tài liệu về động vật hoang dã, anh Bjorn Persson thừa nhận có sự "thiên vị" đặc biệt với "chúa sơn lâm" - loài vật anh cho là đẹp nhất, uy nghi và dũng mãnh nhất của rừng xanh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Nhiều nghệ sĩ như Minh Nhí, Trịnh Kim Chi, Đan Trường, Nguyên Vũ, Quốc Đại, Hoàng Rapper… gửi lời chia buồn đến gia đình người mẫu Nam Phong trước sự ra đi đột ngột của anh.

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

Sinh sau đẻ muộn hơn các quán hủ tiếu nổi tiếng của Vũng Tàu, nhưng hủ tiếu hải sản số 7 đang ngày càng thu hút người dân và du khách tìm đến để thưởng thức.

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Chủ tịch UBND TP.HCM giao giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp xây dựng đề án sắp xếp HTV, VOH, BTV, BRT và sắp xếp, tinh gọn các báo, tạp chí do UBND TP.HCM làm chủ quản, gửi Sở Nội vụ trước 21-7.

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

Thông tin Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn vừa được đồng ý cho tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ học một số vị trí trong khu đền tháp Mỹ Sơn đang nhận được nhiều quan tâm.

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Theo PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng, cải lương với tư cách là một di sản văn hóa có thể vươn lên góp phần vào chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của đất nước trên khía cạnh là một loại hình nghệ thuật biểu diễn và là một sản phẩm du lịch văn hóa.

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Văn học dịch vừa thừa vừa thiếu, văn học trong nước lại thiếu vắng những 'cú nổ' kích thích thị trường xuất bản.

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar