15/06/2018 16:46 GMT+7

Hình ảnh đáng sợ nơi miệng núi lửa Hawaii

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Thiết bị bay không người lái của các nhà khoa học Mỹ vừa ghi lại những hình ảnh đáng sợ nơi miệng núi lửa Kilauea đang hoạt động ở Hawaii, Mỹ.

Miệng núi lửa này sâu thêm 100m trong 2 tuần - Ảnh: USGS

Theo Daily Mail, chuyến bay không người lái do Cục Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) thực hiện nhằm kiểm tra hoạt động của miệng múi lửa Halemaumau thuộc núi lửa Kilauea ở Hawaii.

Chuyến bay ở độ cao 1.800m so với mực nước biển đã thu thập được những hình ảnh một miệng núi lửa sâu hoắm với các vách đá dựng đứng xung quanh.

Nhóm nghiên cứu ước tính Halemaumau có thể sâu đến 300m. Điều đáng nói, chỉ trong 2 tuần trở lại đây, miệng núi lửa này đã sâu thêm 100m do các hoạt động địa chất phức tạp trong khu vực.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu thêm để tìm hiểu những kịch bản có thể xảy ra đối với miệng núi lửa này cũng như chuẩn bị phương án ứng phó cho tình huống xấu xảy ra.

Hình ảnh đáng sợ nơi miệng núi lửa Hawaii - Ảnh 2.

Miệng núi lửa Halemaumau có thể sâu đến 300m - Ảnh: USGS

Hình ảnh đáng sợ nơi miệng núi lửa Hawaii - Ảnh 3.

Trong 2 tuần, miệng núi lửa này đã sâu thêm 100m - Ảnh: USGS

Cũng trong đợt nghiên cứu, các nhà khoa học chứng kiến cảnh dung nham phun trào cao đến 53m từ lỗ phun Fissure 8 ở gần khu vực rạn nứt phía đông - vốn liên tục trải qua hoạt động núi lửa từ năm 1983 đến nay.

Nhóm nghiên cứu ước tính lỗ phun này "nhả" trung bình 100m3 dung nham mỗi giây, tương đương với dung tích 45.400 hồ bơi tiêu chuẩn Olympic.

Kilauea là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới với khoảng 34 vụ phun trào từ năm 1952. 

Đợt phun trào gần đây nhất của nó khiến khoảng 2.000 người dân phải sơ tán, phá hủy hơn 600 ngôi nhà. Nó còn làm cho hồ nước ngọt lớn nhất ở Hawaii bốc hơi chỉ sau vài tiếng đồng hồ.

Mưa đá xanh tại Haiwaii

anh4

Cơn "mưa" đá xanh vừa xuất hiện ở khu vực núi lửa Kilauea - Ảnh: Wikimedia Commons

Theo trang Insider, mới đây, người dân khu vực núi lửa Kilauea bất ngờ chứng kiến một cơn mưa đá màu xanh đẹp mắt.

Đây là olivine, một khoáng vật sắt magie silicat phổ biến có công thức chung (Mg2+, Fe2+)2SiO4.

Loại đá này thường được tìm thấy trong tự nhiên dưới dạng những hòn nhỏ như hạt cát, rời rạc gọi là peridot, thường xuất hiện trong những vụ phun trào núi lửa và có màu xanh lục đặc trưng.

TTO - Trước những vụ núi lửa phun trào, người dân luôn nhận được cảnh báo từ các cơ quan địa chất và các nhà khoa học, vì sao số thương vong vẫn cao?

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Sau khi tiêu diệt tế bào người, Entamoeba histolytica 'đội lốt' các tế bào này để tránh bị hệ miễn dịch phát hiện. Nó đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong.

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu cho thấy một lớp nước lỏng khổng lồ có thể tồn tại sâu dưới lòng đất sao Hỏa, hé lộ lời giải cho bí ẩn nước biến mất và mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar