08/11/2018 22:29 GMT+7

Hiệu trưởng HUFLIT kiến nghị hủy nghị quyết miễn nhiệm

MINH GIẢNG
MINH GIẢNG

TTO - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ tin học TP.HCM (HUFLIT) Trần Quang Nam vừa bị HĐQT trường miễn nhiệm vừa gửi đơn kiến nghị khẩn cấp gửi UBND TP.HCM yêu cầu hủy bỏ nghị quyết miễn nhiệm ông.

Hiệu trưởng HUFLIT kiến nghị hủy nghị quyết miễn nhiệm - Ảnh 1.

Trường ĐH Ngoại ngữ tin học TP.HCM.

Trong đơn, ông Nam cho rằng nghị quyết ngày 30-10 của HĐQT HUFLIT, trong đó có việc bãi nhiệm ông là trái luật, ông yêu cầu chấm dứt việc chiếm giữ con dấu trái phép.

Về cuộc họp HĐQT bất thường ngày 30-10, ông Nam cho rằng tuy họp bất thường nhưng không cung cấp cuộc họp này được tổ chức theo yêu cầu của thành viên HĐQT nào, không kèm các tài liệu phục vụ cuộc họp. Do đó, cuộc họp không đảm bảo các điều kiện theo quy định.

Cũng theo ông Nam, cuộc họp đã thông qua nhiều nghị quyết trái luật.

Đối với nghị quyết miễn nhiệm chức vụ hiệu trưởng ông Nam cho rằng Điều lệ trường ĐH năm 2014 chỉ quy định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền không công nhận hiệu trưởng trường ĐH tư thục, không có quy định nào liên quan đến việc miễn nhiệm hiệu trưởng trường ĐH tư thục (việc miễn nhiệm chỉ áp dụng cho hiệu trưởng trường ĐH công lập).

Cũng theo ông Nam, các lý do nêu ra tại cuộc họp để miễn nhiệm hiệu trưởng không có căn cứ. Với lý do "chưa đạt đủ điều kiện quy định hiệu trưởng trường ĐH phải có trình độ tiến sĩ", ông Nam cho rằng đây là điều mâu thuẫn với nội dung tờ trình của HĐQT gửi UBND TP.HCM đề nghị công nhận hiệu trưởng đối với ông vào tháng 1-2016. 

Tờ trình này cho rằng ông Nam đã tốt nghiệp tiến sĩ Trường Business School Lausanne (Thụy Sĩ). 

Đối với lý do "thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý, không thực hiện nhiều nội dung điều hành trường trong thời gian từ 1-6-2018 đến nay", ông Nam trình bày ông Nguyễn Hồng Tuyên, phó chủ tịch HĐQT, nhân danh thường trực HĐQT để điều hành trái phép hoạt động nhà trường.

Ông Nam cho rằng ngày 12-9-2018 ông đã gửi báo cáo khẩn cấp về tình hình hoạt động của trường lên UBND TP.HCM, nêu rõ các sai phạm của một số thành viên HĐQT trong việc điều hành trái phép hoạt động của trường.

Với những lý do này, ông Nam cho rằng nghị quyết ngày 30-10 của HĐQT HUFLIT là trái pháp luật.

Ngoài các vấn đề liên quan đến nghị quyết ngày 30-10, ông Nam cũng đưa ra nhiều "sai phạm" khác trong các nghị quyết của HĐQT như bổ nhiệm phó hiệu trưởng khi không có đề nghị của hiệu trưởng.

HĐQT hiện nay có 8 người, không đảm bảo quy định phải có số lượng thành viên là số lẻ, phó chủ tịch HĐQT nhiều lần chiếm dụng con dấu cản trở hoạt động điều hành của hiệu trưởng…

Từ những điều này, ông Nam kiến nghị UBND TP.HCM hủy bỏ 5 nghị quyết của HĐQT HUFLIT: nghị quyết ngày 30-10, nghị quyết miễn nhiệm hiệu trưởng ngày 30-10, 2 nghị quyết bổ nhiệm phó hiệu trưởng, nghị quyết ngày 30-10 về việc phân công người điều hành trường. 

Bên cạnh đó ông cũng kiến nghị cơ quan chức năng buộc các cá nhân đang chiếm dụng, sử dụng con dấu bất hợp pháp của HUFLIT phải trả về phòng đối ngoại - hành chính - tổng hợp quản lý.

Ngày 30-10, HĐQT HUFLIT ban hành nghị quyết miễn nhiệm chức vụ hiệu trưởng nhiệm kỳ 2015-2020 đối với ông Trần Quang Nam. Quyết định cho biết trong thời gian chờ đợi UBND TP.HCM ra quyết định không công nhận hiệu trưởng, ông Nam có trách nhiệm bàn giao hồ sơ, công việc liên quan đến chức vụ hiệu trưởng cho người được giao phụ trách điều hành cho đến ngày 8-11.

Người được chỉ định phụ trách điều hành trong lúc ông Nam bàn giao là bà Trần Thanh Nhàn - phó hiệu trưởng.

Đầu tháng 8-2018, có nhiều tố cáo của cán bộ, giảng viên trong trường phản ảnh ông Nam theo học các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ tại các trường chưa được kiểm định, không được công nhận. Do vậy, bằng cấp của ông Nam không được công nhận tại Việt Nam. Điều này có nghĩa ông Nam chưa đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng.

Ngày 7-8-2018, HĐQT trường đã có văn bản yêu cầu ông Nam làm thủ tục công nhận văn bằng tại Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên tại thời điểm họp HĐQT ngày 30-10-2018, ông Nam vẫn chưa cung cấp kết quả công nhận văn bằng.

Trước những phản ảnh liên quan đến việc thu chi của ông Nam, ngày 10-8-2018, chủ tịch HĐQT Huỳnh Thế Cuộc đã ký quyết định thu hồi quyết định ủy quyền cho hiệu trưởng ký duyệt các khoản chi tài chính.

TTO - Sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ tin học TP.HCM (HUFLIT) phản ảnh đã quá hạn nhưng trường chưa cấp bằng tốt nghiệp, ảnh hưởng đến việc làm của họ.

MINH GIẢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar