12/03/2012 04:11 GMT+7

Hiệu quả đến đâu?

BÁ SƠN thực hiện
BÁ SƠN thực hiện

TT - 187 triệu USD (tương đương 3.800 tỉ đồng) là số tiền đầu tư cho dự án xây dựng Trung tâm điều khiển giao thông TP.HCM dự kiến triển khai trong giai đoạn 2012-2017. Hiệu quả dự án này đến đâu?

Hiệu quả được giới thiệu sẽ khá nhiều nhưng không ít nỗi lo vì TP.HCM đã từng có bài học về việc này.

Phóng to
Cảnh sát giao thông điều khiển đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư Hai Bà Trưng - Điện Biên Phủ, Q.1, TP.HCM. Trung tâm điều khiển giao thông sẽ chấm dứt việc điều khiển đèn tín hiệu giao thông bằng tay như hiện nay - Ảnh: Thuận Thắng

Ông LÊ QUYẾT THẮNG, giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP, cho biết:

- Hiện nay trên địa bàn TP.HCM có hàng ngàn giao lộ nhưng chỉ khoảng 590 giao lộ có đèn tín hiệu giao thông gồm hai hệ thống: 159 chốt thuộc Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông do Công an TP quản lý, được lắp đặt năm 1998 và 2002. Hơn 400 chốt còn lại do các khu quản lý giao thông đô thị trực thuộc Sở GTVT lắp đặt và quản lý. Hai hệ thống này hoạt động độc lập, không kết nối được với nhau và hầu hết đèn tín hiệu phải điều khiển bằng tay, gây khó khăn rất lớn cho việc điều hành. Mặt khác, cả hai hệ thống đèn tín hiệu trên đều xuống cấp (đầu dò đếm lưu lượng xe bị hư, cáp nối bị đứt...) nên hiệu quả khai thác không cao.

Vì vậy, chúng tôi đã lập đề cương chi tiết và UBND TP đã đề xuất Chính phủ cho phép sớm triển khai dự án xây dựng Trung tâm điều khiển giao thông TP.HCM để kết nối hệ thống đèn tín hiệu giao thông hiện hữu, đồng thời đầu tư thêm các hạng mục khác với tổng mức đầu tư khoảng 187 triệu USD, trong đó chủ yếu là vốn vay ODA của Chính phủ Pháp.

Tránh “vết xe đổ”

Năm 1998, TP.HCM từng lắp đặt nhiều đèn tín hiệu giao thông trong dự án tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị TP.HCM với tổng kinh phí 20,7 triệu USD (trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới khoảng 18,6 triệu USD). Dự án lúc đó dự kiến lắp đặt 121 bộ đèn tín hiệu giao thông (trị giá 3,5 triệu USD) và đầu tư khoảng 8,1 triệu USD cho trung tâm điều khiển giao thông nhưng việc thực hiện rất chậm. Thanh tra Chính phủ sau đó đã thanh tra vì việc thực hiện dự án này gây lãng phí lớn khi nhiều chốt đèn được lắp đặt trước đó không lâu lại bị tháo gỡ để thay thế, sau khi bàn giao thì nhiều đầu dò lưu lượng xe trên đường bị hư, một số chốt đèn tín hiệu giao thông bị trục trặc.

* TP.HCM hiện đã có trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông, liệu có cần thiết bỏ ra số tiền lớn như vậy để xây dựng một trung tâm mới?

- Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông chỉ là một bộ phận của trung tâm mới. Ngoài các chốt đèn tín hiệu hiện hữu, chúng tôi sẽ khảo sát để nâng tổng nút giao thông được lắp đặt đèn tín hiệu lên 1.500 nút. Tại mỗi giao lộ lắp đặt hai camera quan sát, tính ra dự án sẽ lắp đặt khoảng 3.000 camera, ở các cửa ngõ và các tuyến đường trọng điểm sẽ lắp đặt bảng điện tử thông báo tình hình giao thông để người dân theo dõi.

Ý nghĩa lớn nhất của dự án này ở chỗ sẽ kết nối tất cả hệ thống giao thông của TP thành một, gồm: hệ thống điều khiển đèn tín hiệu, hệ thống quản lý xe buýt, hệ thống thu phí cầu đường điện tử, hệ thống quản lý an toàn giao thông. Như vậy, từ một trung tâm chúng ta sẽ thực hiện được ba nhóm chức năng quan trọng: Một là, thống kê một cách chính xác, đầy đủ lưu lượng xe và tình hình giao thông thực tế của TP. Hai là tổ chức giao thông: từ trung tâm có thể điều chỉnh thời lượng, chu kỳ của đèn tín hiệu giao thông một cách linh hoạt.

Mặt khác trung tâm còn có tác dụng điều tiết giao thông từ xa, ví dụ qua phần mềm theo dõi tổng thể giao thông có thể biết hoặc dự báo được tuyến đường nào sẽ kẹt xe để cảnh báo người dân chuyển sang tuyến đường khác. Ba là khi trung tâm này đưa vào khai thác sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với việc chấp hành Luật giao thông, vì hệ thống camera có thể chụp rõ biển số xe để làm cơ sở xử phạt nguội người vi phạm Luật giao thông.

Với quy mô một TP lớn như TP.HCM có gần 10 triệu dân (tính cả người tạm trú) cùng gần 5 triệu xe máy và nửa triệu ôtô, việc xây dựng trung tâm này không thể nói là cần thiết hay không mà phải khẳng định bây giờ TP mới xem xét xây dựng là muộn. Dự án này được xác định là một giải pháp đột phá để kéo giảm ùn tắc giao thông của TP.HCM những năm sắp tới.

* Trung tâm điều khiển giao thông sẽ kết nối với cơ sở hạ tầng hiện hữu của TP ra sao?

- Trung tâm này sẽ kế thừa, nâng cấp các cơ sở hạ tầng hiện có. Dự kiến Trung tâm điều khiển giao thông TP.HCM còn kết nối với Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn (Q.1 - Q.2), Trung tâm quản lý đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây...

* Việc xây dựng trung tâm này sẽ được thực hiện thế nào?

- Sau khi Chính phủ chấp thuận đưa dự án này vào danh mục sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Pháp, chúng ta phải tiến hành đàm phán để vay vốn. Trong đó ngân sách TP phải sắp xếp khoảng 17 triệu USD (tương đương 350 tỉ đồng) làm vốn đối ứng. Thời gian thực hiện dự án dự kiến trong vòng sáu năm từ năm 2012-2017 chia làm ba giai đoạn: hai năm đầu tiên là khảo sát, thiết kế và lắp đặt thiết bị tại 400 nút giao thông, hai giai đoạn trong bốn năm tiếp theo sẽ lắp đặt thiết bị ở 1.000 giao lộ còn lại.

Dự án triển khai tại các quận trung tâm như 1, 2, 3, 5, 10, sau đó tiếp tục mở rộng tới tất cả 24 quận huyện của TP. Để vận hành trung tâm này dự kiến chỉ cần khoảng 150 người, trong đó số người điều khiển ở trung tâm chỉ khoảng 20 người, còn lại là đội ngũ bảo trì, sửa chữa.

* Việc thực hiện dự án liệu có đảm bảo được hiệu quả và tránh lãng phí?

- Hiệu quả trong việc tổ chức giao thông để giảm ùn tắc là rất rõ ràng. Riêng việc xác định cụ thể sắm các loại thiết bị như thế nào, giá cả bao nhiêu... thì phải tổ chức nghiên cứu và đấu thầu công khai, minh bạch. Công nghệ mới sử dụng camera và đường truyền cáp quang sẽ đếm lưu lượng tốt hơn việc sử dụng đầu dò như trước đây.

TS KHUẤT VIỆT HÙNG (Trường đại học Giao thông vận tải):

Cần chú trọng tính kết nối

Việc xây dựng trung tâm điều khiển giao thông của TP.HCM là cần thiết, nhưng cần rút kinh nghiệm các dự án lắp đặt đèn tín hiệu trước đó, khi đầu tư những loại thiết bị có nguồn gốc khác nhau giống như mỗi người nói một thứ tiếng, không giao tiếp được với nhau nên rất lãng phí. Việc mua sắm thiết bị cần phải có một chuẩn chung và tính tới yếu tố “mở”, có thể kết nối với các trung tâm điều khiển giao thông khác và sẵn sàng nâng cấp, mở rộng về sau.

BÁ SƠN thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu xây dựng đề án thành lập đảng bộ (mới), phương án nhân sự cấp tỉnh, cấp xã đúng nguyên tắc, yêu cầu, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, trình cấp có thẩm quyền đúng tiến độ.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Triệt phá nhóm giang hồ cho vay lãi nặng hoạt động ở Tiền Giang, thu giữ nhiều súng đạn

Bộ Công an xác định nhóm giang hồ do Nguyễn Công Huân cầm đầu móc nối một số nghi phạm hình sự phức tạp, hoạt động cho vay lãi nặng, mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, tổ chức đánh bạc và đánh bạc, mua bán ma túy.

Triệt phá nhóm giang hồ cho vay lãi nặng hoạt động ở Tiền Giang, thu giữ nhiều súng đạn

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm

Ban Thường vụ Thành ủy Nha Trang vừa thống nhất đơn tự nguyện nghỉ hưu sớm của trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy; đồng ý 45 cán bộ lãnh đạo các tổ chức, xã phường được nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc.

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm

Ngôi làng mang tên Bác Hồ của người Raglai ở Khánh Hòa

Thôn A Xây thuộc xã Khánh Nam (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) bao đời nay một lòng tin yêu Đảng và Bác Hồ, lập nhiều thành tích thời kháng chiến và được tặng danh hiệu "làng Bác Hồ".

Ngôi làng mang tên Bác Hồ của người Raglai ở Khánh Hòa

Cầu Tăng Long mới đưa vào sử dụng bị sụt lún, chủ đầu tư nói gì?

Cầu Tăng Long (đường Lã Xuân Oai, TP Thủ Đức) xuất hiện vết lún, rạn nứt sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động khiến người dân lo lắng. Chủ đầu tư yêu cầu tiến hành khắc phục ngay từ tối 18-5.

Cầu Tăng Long mới đưa vào sử dụng bị sụt lún, chủ đầu tư nói gì?

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng chục tấn ‘khí cười’

Ngày 18-5, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam/tạm giữ hình sự 11 người để điều tra về tội “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”, “mua bán trái phép chất ma túy”, “sản xuất, buôn bán hàng cấm”.

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng chục tấn ‘khí cười’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar