24/01/2019 13:44 GMT+7

Hiểu đúng về viêm phổi

Nguồn: Trang Thông tin Y học Thường thức
Nguồn: Trang Thông tin Y học Thường thức

Viêm phổi do nhiều loại vi trùng (virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng) gây ra. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, nguyên nhân là do virus.

Hiểu đúng về viêm phổi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: mayoclinic.org

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi. Các túi khí trong phổi (được gọi là phế nang) chứa đầy mủ và chất dịch khác, khiến cho ôxy khó tiếp cận với dòng máu. Người bị viêm phổi có thể bị sốt, ho hoặc khó thở.

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi

Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và nguyên nhân gây ra viêm phổi, nhưng có thể bao gồm: Thở rất nhanh (trong một số trường hợp, đây là triệu chứng duy nhất); thở rên hoặc thở khò khè, thở gắng sức (trong y học dùng thuật ngữ phập phồng cánh mũi, co kéo cơ hô hấp để chỉ triệu chứng này); sốt, ho, nghẹt mũi, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, tức ngực, đau bụng (vì trẻ bị ho và khó thở).

Ít xuất hiện hơn là các triệu chứng: Mất cảm giác thèm ăn (ở trẻ lớn hơn) hoặc bú kém (ở trẻ sơ sinh), có thể dẫn đến mất nước trong trường hợp nặng, tím môi và đầu ngón tay.

Nguyên nhân gây viêm phổi

Viêm phổi do nhiều loại vi trùng (virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng) gây ra. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, nguyên nhân là do virus. Chúng bao gồm adenovirus, rhinovirus, virus cúm (cúm A, B), virus hợp bào đường hô hấp (RSV), và virus parainfluenza.

Thông thường, viêm phổi bắt đầu sau khi nhiễm trùng đường hô hấp trên (nhiễm trùng mũi và hầu họng), với các triệu chứng bắt đầu sau 2 hoặc 3 ngày cảm lạnh hoặc đau họng. Sau đó nó di chuyển đến phổi. Các chất lỏng, tế bào bạch cầu và các mảnh vụn bắt đầu tập hợp trong nhu mô phổi và ngăn không khí thông suốt, làm cho phổi hoạt động kém hơn.

Trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn thường bị bệnh khá nhanh, bắt đầu với sốt cao đột ngột và thở nhanh bất thường.

Trẻ bị viêm phổi do virus có thể sẽ có các triệu chứng xuất hiện dần dần và ít nghiêm trọng hơn, mặc dù thở khò khè có thể phổ biến hơn.

Một số triệu chứng đưa ra những gợi ý quan trọng về vi trùng gây ra bệnh viêm phổi. Ví dụ, ở trẻ lớn và thiếu niên, viêm phổi do Mycoplasma là rất phổ biến và gây đau họng, đau đầu và phát ban ngoài các triệu chứng viêm phổi thông thường.

Ở trẻ sơ sinh, viêm phổi do chlamydia có thể gây viêm kết mạc (đau mắt đỏ) và không sốt. Khi viêm phổi là do vi khuẩn ho gà, một đứa trẻ có thể có những cơn ho kéo dài, da niêm mạc chuyển sang màu tím vì thiếu không khí. Hiện nay, vaccine ho gà có thể giúp bảo vệ trẻ em chống vi khuẩn ho gà.

Khoảng thời gian giữa tiếp xúc với vi trùng và khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng là khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào virus hoặc vi khuẩn gây viêm phổi (ví dụ, 4 đến 6 ngày đối với RSV, nhưng chỉ từ 18 đến 72 giờ đối với bệnh cúm).

Bệnh viêm phổi được điều trị như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, viêm phổi là do virus nên không cần kháng sinh; nếu viêm phổi do vi khuẩn thì điều trị bằng thuốc kháng sinh uống tại nhà. Loại kháng sinh được sử dụng tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây ra viêm phổi.

Thuốc kháng virus hiện có sẵn, nhưng được dành riêng cho bệnh cúm khi được phát hiện sớm trong quá trình bệnh.

Trẻ có thể cần điều trị tại bệnh viện nếu viêm phổi gây sốt cao kéo dài, khó thở hoặc nếu:

- Cần liệu pháp oxy;

- Nặng lên thành nhiễm trùng huyết;

- Có bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hệ miễn dịch;

- Nôn mửa quá nhiều đến mức không thể uống thuốc;

- Viêm phổi tái diễn nhiều lần;

- Nghi ngờ do vi khuẩn ho gà.

Điều trị tại bệnh viện có thể bao gồm thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch, truyền dịch bù nước và các chất điện giải, liệu pháp hô hấp (phương pháp thở máy hoặc thở mask). Trường hợp nặng hơn có thể được điều trị trong đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU).

Có thể phòng ngừa viêm phổi không?

Một số loại viêm phổi có thể được ngăn ngừa bằng vaccine. Trẻ em thường được tiêm chủng chống lại bệnh viêm phổi do Haemophilus influenzae và ho gà bắt đầu lúc 2 tháng tuổi. Vaccine cúm được khuyến cáo cho tất cả trẻ em khỏe mạnh từ 6 tháng đến 19 tuổi, đặc biệt là đối với những trẻ mắc bệnh mãn tính như rối loạn tim phổi hoặc hen suyễn vì có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng. Trẻ sinh non có thể được điều trị tạm thời bảo vệ chống lại RSV vì nó có thể dẫn đến viêm phổi ở trẻ nhỏ. Các bác sĩ có thể cung cấp thuốc kháng sinh để phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em đã tiếp xúc với một người bị viêm phổi nào đó, chẳng hạn như ho gà.

Những người bị nhiễm HIV có thể được dùng kháng sinh để phòng ngừa viêm phổi do Pneumocystis jirovecii gây ra. Nếu một người nào đó trong nhà bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc nhiễm trùng cổ họng, hãy giữ ly uống và dụng cụ ăn uống riêng biệt với những người khác trong gia đình, đặc biệt cần chú ý rửa tay thường xuyên./.

Nguồn: Trang Thông tin Y học Thường thức

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi càng cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar