03/04/2022 12:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Kinh tế dọc bờ sông Sài Gòn

MAI TRANG
MAI TRANG

TTO - Sông Sài Gòn dài, chạy qua nhiều địa phận và có ý nghĩa đặc biệt với người dân thành phố nên phải tập trung để phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch và quốc phòng là điều phải làm ngay.

Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Kinh tế dọc bờ sông Sài Gòn - Ảnh 1.

Sông Sài Gòn chảy giữa TP Thủ Đức và khu trung tâm TP.HCM - Ảnh: THANH ĐẠM

Khách quan mà nói thì mỗi người dân thành phố đều không khó để nhận ra giá trị trước mắt và lâu dài của sông Sài Gòn đối với đời sống dân sinh của mình, cũng như ảnh hưởng của nó đến hình ảnh của TP.HCM. 

Về mặt ý tưởng thì chúng ta cần đầu tư phát triển hành lang dọc sông Sài Gòn cùng hệ thống kênh rạch, ao, hồ, mương nước dọc sông. Từ đó hình thành một hệ thống hạ tầng xanh đa chức năng bao gồm giao thông thủy, môi trường, văn hóa và kinh tế, dịch vụ.

Vì sông Sài Gòn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên cần đầu tư xây dựng phát triển kè sông, kinh tế dịch vụ ven sông khi đã xác định được tầm nhìn, mục tiêu tổng quát, nguyên tắc, các tiêu chí về xây dựng. Làm kinh tế, dịch vụ hai bên bờ sông Sài Gòn thông qua việc phát triển không gian kiến trúc cảnh quan và xây dựng hạ tầng xanh.

Về không gian kiến trúc cảnh quan sông Sài Gòn có thể chia thành ba vùng khác nhau là: thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. 

Khu vực thượng lưu, TP.HCM cần phối kết hợp với Bình Phước, Tây Ninh quản lý đầu nguồn nước, phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái hệ sinh thái nước đầu nguồn. Xem xét, tính toán đến việc kết nối hai bờ bằng cầu đường bộ, thúc đẩy liên kết vùng TP.HCM.

Hai khu vực còn lại cần xác định quan trọng nhất là khu vực sông Sài Gòn đi qua khu trung tâm hiện hữu lịch sử với diện tích 930ha. Đây là khu vực có nhiều hoạt động thương mại, dịch vụ và có tiềm năng phát triển kinh tế, dịch vụ ven sông.

Hướng phát triển sắp tới nên là xây dựng kết nối và đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, gồm bờ kè sông, cầu cảng bến thủy, các tuyến đi bộ, xe đạp, bến bãi trung chuyển kết nối không gian mở công viên cây xanh và quảng trường đô thị.

Phát triển được kinh tế sông Sài Gòn còn giúp thúc đẩy phát triển vùng đất đầy tiềm năng ở khu tây bắc TP.HCM, giúp giãn hơn một triệu dân từ vùng trũng hay bị ngập lên một vùng đất cao hơn, hình thành các khu đô thị mới văn minh hiện đại trong tương lai.

Song song với đó, để giảm tình trạng ô nhiễm sông Sài Gòn như hiện tại, thành phố cần đẩy nhanh dự án cải tạo, xây mới rạch Xuyên Tâm. 

Thực tế việc cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm... đã góp phần thay đổi bộ mặt đô thị TP.HCM. Sau khi dự án được thực hiện, những tuyến rạch chính được khơi thông, nạo vét và khu dân cư, khu đô thị quanh khu vực sẽ thay diện mạo mới.

Hiến kế phát triển sông Sài Gòn: Kinh tế dọc bờ sông Sài Gòn - Ảnh 2.

Đồ hoạ: NGỌC THÀNH

Xây thương hiệu du lịch sông nước cho việc phát triển sông Sài Gòn

TTO - TP.HCM có mạng lưới sông rạch đan xen, dày đặc ít nơi nào so sánh được. Nếu phát huy tối đa chắc chắn đây chính là điểm nhấn, thu hút du khách trong lẫn ngoài nước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar