05/10/2016 10:13 GMT+7

Hiến kế “cải tạo lại đồng bằng sông Cửu Long”

 KS LÊ QUANG CẢNH - KS HOÀNG ĐÌNH KHẢM
KS LÊ QUANG CẢNH - KS HOÀNG ĐÌNH KHẢM

TTO - Ngày xưa tạo hóa đã ban tặng cho đồng bằng rộng lớn của Nam bộ Việt Nam sự giàu có về lúa gạo, trù phú cây trái và dồi dào tôm cá.

Máy bơm nhả khói nghi ngút nhưng không lên được giọt nước nào vì kênh trơ đáy - Ảnh: DUY KHANG

Từ ngàn đời, sông Mêkông là nguồn lợi, là tài nguyên chung của sáu quốc gia có dòng sông chảy qua.

Nhưng ngày nay, một số nước nằm ở thượng nguồn sông Mêkông đã xây dựng nhiều đập lớn chặn nước lại để sử dụng nước ngọt cho canh tác và làm thủy điện, nên lượng nước chảy xuống hạ lưu bị giảm rất nhiều, càng về sau càng thiếu hụt lớn hơn!

Như vậy, chúng ta chẳng còn hi vọng gì vào sự thay đổi, cải thiện tình hình cung cấp nước cho sông Cửu Long từ dòng Mêkông được nữa rồi!  

Mùa mưa không có lũ về, mùa nắng hạn dòng sông Cửu Long khô cạn, lại gánh thêm tình trạng biến đổi khí hậu đã làm cho cả đồng bằng Nam bộ bị thiệt hại rất nặng nề trong năm vừa qua. Kinh tế, sinh hoạt, đời sống dân cư bị đảo lộn.

Chỉ còn cách duy nhất là chúng ta phải tự cải tạo lại đồng bằng sông Cửu Long để trả lại sự trù phú và phồn vinh như nó từng có. Đề xuất cải tạo bao gồm 2 việc lớn:

1- Sông Cửu Long trước đây có chức năng thải nước lũ ra biển Đông; nay không còn lũ nữa nên cải tạo làm chức năng trữ nước ngọt. Chỉ để lại con sông Hậu làm nhiệm vụ xả lũ là đủ, các sông còn lại nên xây đắp đập ở cửa sông để giữ nước ngọt, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.  

2- Hai vùng trũng lớn trước đây trồng lúa là Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên sẽ cải tạo thành hồ sinh thái, trữ nước ngọt giống như chức năng Biển Hồ của Campuchia. 

Thực tế đã chứng minh nhờ có Biển Hồ dự trữ một lượng nước ngọt khổng lồ, Campuchia đã thoát được tình cảnh khó khăn trong mùa khô hạn, dù có bị ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, dù dòng nước ở sông Mêkông chảy về đã bị giảm thiểu. 

Biển Hồ Tonle Sap ở Campuchia có diện tích thay đổi từ 10.000km2 trong mùa khô và 16.000km2 vào mùa lũ.

Diện tích của tứ giác Long Xuyên (4.890km2) và Đồng Tháp Mười (6.970km2) cộng với diện tích cải tạo 8 con sông thành hồ chứa, thì sau cải tạo ở đồng bằng Nam bộ sẽ xuất hiện các hồ lớn trữ nước ngọt, được phân bố nhiều nơi, tổng khối lượng nước ngọt tương đương Biển Hồ, nếu không muốn nói là nhiều hơn. 

Nếu chúng ta thực hiện kế hoạch như trên sẽ giải quyết, khắc phục được các khó khăn cùng những tồn tại lớn sau đây:  

- Đủ nước ngọt cho canh tác và sinh hoạt của cư dân đồng bằng Nam bộ, kể cả trong mùa hạn hán. 

- Nhờ có các hồ lớn trữ nước ngọt phân bố rất rộng rãi ở đồng bằng sông Cửu Long, giúp cho nguồn cung và dự trữ nước ngầm (nước dưới đất) trong vùng vô cùng phong phú, không bao giờ cạn kiệt, dễ khai thác khi cần. 

- Những hồ nhân tạo lớn trữ chứa khối lượng nước ngọt khổng lồ, tạo ra áp lực vô cùng lớn trên khu vực rộng, sẽ cản chặn có hiệu quả sự xâm nhập mặn vào nội đồng. 

- Thủy sản, hải sản được phát triển đa dạng và phong phú trên các hồ sinh thái nước ngọt.  

- Các hồ sinh thái nước ngọt lớn được phân bố trên nhiều vùng của đồng bằng Nam bộ, tạo ra trữ lượng nước ngầm vô cùng lớn. Nước mặt cùng với nước ngầm phong phú sẽ giúp phát triển cây trồng cùng thảm thực vật, tạo ra khí hậu trong lành, môi trường thiên nhiên tốt cho cả vùng đồng bằng này. 

- Nếu ý tưởng cải tạo lại đồng bằng sông Cửu Long theo cách này được thực hiện thành công thì sẽ là bài học lớn, là tấm gương điển hình cho việc xây dựng các hồ trữ nước ngọt nhân tạo những nơi trọng yếu ở vùng Tây nguyên và miền Trung Việt Nam luôn chịu cảnh khô hạn.

Bằng việc cải tạo một số dòng sông ngắn và dốc chỉ làm mỗi nhiệm vụ tiêu thoát nước, “thải kiệt hết nước ngọt, rất lãng phí” xuống biển Đông trong mùa lũ, có thêm được chức năng mới là dự trữ nước ngọt cho mùa nắng hạn. 

Xuất phát từ lòng yêu thương đồng bào Nam bộ ruột thịt, mặc dù đã suýt soát tuổi 80, chúng tôi cũng muốn đóng góp chút sáng kiến nhằm góp phần giúp khắc phục, tháo gỡ tình hình khó khăn hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long. 

Qua phương tiện truyền thông điện tử, chúng tôi kính chuyển đến các cơ quan chức năng, đến những cán bộ làm khoa học kỹ thuật trẻ tuổi và đến những người dân Nam bộ - lực lượng trực tiếp thực hiện ý tưởng khi đã đồng tình và hưởng ứng.

KS LÊ QUANG CẢNH - KS HOÀNG ĐÌNH KHẢM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo lừa đảo 'cập nhật thông tin để nhận lương hưu'

Bảo hiểm xã hội khu vực XVI (tỉnh Quảng Trị) vừa phát đi cảnh báo về các chiêu trò lừa đảo mạo danh cán bộ bảo hiểm xã hội nhằm chiếm đoạt thông tin và tài sản của người dân.

Cảnh báo lừa đảo 'cập nhật thông tin để nhận lương hưu'

Kịch tính pha lái máy bay phun thuốc sâu cứu 2 trẻ kẹt giữa dòng nước xiết

Ngày 3-7, mạng xã hội xôn xao video ghi lại cảnh người đàn ông dùng máy bay không người lái cột dây bay ra giữa sông lần lượt đưa hai em nhỏ bị mắc kẹt giữa dòng nước chảy xiết lên bờ.

Kịch tính pha lái máy bay phun thuốc sâu cứu 2 trẻ kẹt giữa dòng nước xiết

Đoạn nối cao tốc TP.HCM - Long Thành với vành đai 3 dời mốc thông xe sang tháng 9

Theo kế hoạch, đến ngày 30-6-2025, lối giữa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với cầu Nhơn Trạch và vành đai 3 sẽ kết nối. Tuy nhiên đến nay việc này vẫn chưa thể. Lý do được đưa ra… do mưa.

Đoạn nối cao tốc TP.HCM - Long Thành với vành đai 3 dời mốc thông xe sang tháng 9

Cát về công trình vành đai 3 nhanh hơn nhờ 'luồng xanh' đường thủy

Sau khi được cấp “luồng xanh” để chở vật liệu cát từ miền Tây về xây dựng công trình vành đai 3, TP.HCM đã rút ngắn được thời gian, góp phần thúc đẩy tiến độ các gói thầu.

Cát về công trình vành đai 3 nhanh hơn nhờ 'luồng xanh' đường thủy

Kiến nghị vẫn áp dụng 3 bảng giá đất hiện hữu tại TP.HCM đến cuối năm 2025

Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.HCM vừa có văn bản kiến nghị UBND TP.HCM duy trì áp dụng 3 bảng giá đất hiện hữu tại TP.HCM từ ngày 1-7 đến cuối năm 2025.

Kiến nghị vẫn áp dụng 3 bảng giá đất hiện hữu tại TP.HCM đến cuối năm 2025

Sở Xây dựng TP.HCM nói về việc xe điện 4 bánh chở khách du lịch tạm ngưng hoạt động

Từ ngày 1-7, toàn bộ xe điện 4 bánh chở khách du lịch tại TP.HCM đã phải tạm ngưng hoạt động.

Sở Xây dựng TP.HCM nói về việc xe điện 4 bánh chở khách du lịch tạm ngưng hoạt động
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar