16/01/2020 09:08 GMT+7

Hi vọng gì từ thỏa thuận Mỹ - Trung?

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã cùng ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 tại Washington trưa 15-1 đánh dấu sự ngưng chiến sau hơn 18 tháng ăn miếng trả miếng.

Hi vọng gì từ thỏa thuận Mỹ - Trung? - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) bắt tay Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Nhà Trắng hồi tháng 10-2019 - Ảnh: Getty Images

Tâm lý cầm chừng bủa vây thị trường chứng khoán châu Á ngày 15-1 vì giới đầu tư chờ đợi văn bản chính thức của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa hai gã khổng lồ kinh tế.

Giúp Mỹ tăng mạnh xuất khẩu

Ngay trước thời điểm ký kết, Cố vấn kinh tế trưởng của Mỹ Larry Kudlow cho biết Nhà Trắng dự tính công bố kế hoạch cắt giảm thuế bổ sung sau trong năm 2020. Tuy nhiên, ông Kudlow lưu ý việc tháo dỡ thuế quan còn phụ thuộc vào mức cam kết của Trung Quốc đối với thỏa thuận sắp tới.

Theo ông Kudlow, thỏa thuận giai đoạn 2 sẽ bao gồm các vấn đề về giấy phép kinh doanh và trợ cấp chính phủ của Trung Quốc. Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết một số vấn đề về công nghệ và an ninh mạng sẽ được giải quyết trong giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận, nhằm chấm dứt chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Theo Fox News, cố vấn kinh tế trưởng của Mỹ dự đoán thỏa thuận giai đoạn 1 sẽ tăng mạnh xuất khẩu của Mỹ đến Trung Quốc. Cụ thể hàng hóa chế tạo sẽ tăng thêm 75 tỉ USD, dịch vụ tăng lần lượt 50 tỉ USD và 40 tỉ USD.

Ông Trump từng gọi thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 là "một con quái vật to lớn và xinh đẹp". Nhưng đối với giới quan sát, "con quái vật" này đang khiến các bên phải thận trọng. Không ít chuyên gia cho rằng bản thỏa thuận giai đoạn 1 sẽ không giải quyết các điểm bất đồng sâu sắc nhất giữa Mỹ và Trung Quốc, mặc dù được tạo ra nhằm giúp hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu trở nên hòa hợp, theo CNBC.

Thu hẹp bất đồng?

"Con quái vật to lớn và đẹp đẽ" của ông Trump được đánh giá không hề giống một thỏa thuận thương mại tiêu chuẩn. Bản thỏa thuận chỉ dày 86 trang, mỏng hơn đa số các cam kết trước đó cùng loại.

Tờ Aljazeera xem bản thỏa thuận giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc là nỗ lực nhằm thu hẹp bất đồng giữa 2 bên trong nhiều lĩnh vực. Phía lạc quan hi vọng bản ký kết này sẽ khiến cuộc đàm phán tiếp theo trở nên dễ dàng hơn. 

Tuy nhiên, các chuyên gia thương mại không tin rằng giới doanh nghiệp sẽ không vội vã khi cẩn thận xem xét thỏa thuận mới. "Tôi không nghĩ nó tạo được nhiều sự vững chắc cùng niềm tin" - chuyên gia cấp cao của Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ Edward Alden cho hay.

Bản thỏa thuận này không đề cập tới những vấn đề trọng tâm mà Mỹ nêu ra khi tiến hành thương chiến, trong đó bao gồm trợ cấp công nghiệp và ưu đãi dành cho công ty nhà nước tại Trung Quốc. "Hai điểm lớn vẫn chưa được giải quyết. 

Điểm lớn nhất là tất cả các kiểu trợ cấp mà chính quyền Trung Quốc sử dụng để hỗ trợ các ngành công nghiệp giúp họ đạt lợi thế cạnh tranh" - ông Alden nói. "Trung Quốc đang cố gắng "trợ cấp" để dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành công nghiệp trọng yếu. Và thỏa thuận này im bặt về vấn đề đó" - vị chuyên gia nhấn mạnh.

Về phía mình, Trung Quốc cũng tỏ ra đề phòng với diễn biến tiếp theo, sau khi ký kết thỏa thuận cùng Mỹ. Theo bài xã luận đăng ngày 14-1 trên Global Times (Thời báo Hoàn Cầu) của Trung Quốc, nỗ lực đưa quan hệ thương mại giữa 2 nước trở về trục hoạt động bình thường sẽ là một thách thức lớn. Tuy tác động từ thương chiến đối với cả Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa đáng kể, Global Times cũng nhìn nhận các vấn đề chính vẫn chưa được giải quyết.

Global Times tuyên bố Trung Quốc không có lý do để "cảm thấy biết ơn Mỹ" và tỏ ra nghi ngờ việc Washington sẽ lặp lại các "chiêu bài" cũ nếu 2 quốc gia tiếp tục có tranh chấp trong tương lai. "Trong hai năm qua, các biện pháp đáp trả của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại không phải là sự phẫn nộ tuyệt vọng. Đó là các giải pháp đầy kiềm chế, đan xen cùng các cuộc đàm phán" - tờ này viết.

Phản ứng với thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1, theo CNBC, hôm 15-1, chỉ số Nikkei 225 của Nhật đã giảm 0,45%, trong khi chỉ số Topix giảm 0,54%. Chỉ số Kospi (Hàn Quốc) và Hang Seng (Hong Kong) cũng giảm lần lượt 0,3% và 0,5%. Tại thị trường Trung Quốc, chỉ số ở 2 sàn giao dịch Thượng Hải và Thâm Quyến cũng giảm 0,54% và 0,5%. Trong khi đó, chỉ số STOXX 600 của khối châu Âu tăng 0,01%.

Tương tự Á - Âu, thị trường Mỹ mở cửa phiên giao dịch ngày 15-1 (giờ Mỹ) với xuất phát điểm thấp. Chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 0,13% và S&P 500 giảm 0,03%. Trong khi đó, chỉ số Nasda Composite tăng 0,03%.

Ký thỏa thuận thương mại với Mỹ, Bắc Kinh hứa thực thi nghiêm túc

TTO - Trung Quốc đồng ý mua 200 tỉ USD hàng hóa từ Mỹ trong vòng 2 năm trong khi Washington vẫn giữ nguyên mức thuế quan đã áp lên 250 tỉ USD hàng Trung Quốc. Các điều khoản sẽ có hiệu lực 30 ngày sau thời điểm ký kết.

NGUYÊN HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Ông Trump tuyên bố sẽ ký sắc lệnh để đưa giá thuốc bán tại Mỹ bằng với giá thấp nhất bán ở những nơi khác, theo ông có thể giảm giá thuốc từ 30 - 80%.

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Nga phản đối triển khai căn cứ NATO gần biên giới

Phía Nga ngày 11-5 lên tiếng bác bỏ ý tưởng triển khai căn cứ NATO gần biên giới nước này, mặt khác khẳng định Tổng thống Putin vẫn luôn cởi mở với các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine.

Nga phản đối triển khai căn cứ NATO gần biên giới

Thủ tướng Anh cam kết siết chặt visa, cải tổ hệ thống nhập cư

Chính phủ Anh đang tìm cách siết chặt các yêu cầu về visa nhằm hạn chế số lượng lao động đến nước này theo các con đường hợp pháp.

Thủ tướng Anh cam kết siết chặt visa, cải tổ hệ thống nhập cư

Hamas thả con tin Mỹ trong lúc đàm phán trực tiếp với Washington

Ông Trump ca ngợi việc Hamas thả con tin Mỹ là bước đi tốt hướng đến việc chấm dứt chiến tranh và đưa tất cả con tin còn lại về nhà.

Hamas thả con tin Mỹ trong lúc đàm phán trực tiếp với Washington

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Chuyến thăm Nga lần này của Tổng Bí thư Tô Lâm cho thấy hai quốc gia có thể làm gì sau khi đã nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất là Đối tác chiến lược toàn diện.

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ đề xuất một cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine để chấm dứt chiến sự mà không cần điều kiện tiên quyết, nhưng cùng lúc tiếp tục tấn công Kiev.

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar