06/05/2021 21:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hi vọng có 20 tỉ đô từ G20 để toàn cầu đối phó COVID-19

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Lãnh đạo các nước G20 sẽ đưa ra cam kết đầu tiên về việc tài trợ toàn bộ kế hoạch phân phối vắc xin và thuốc chữa COVID-19 cho các nước nghèo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Hi vọng có 20 tỉ đô từ G20 để toàn cầu đối phó COVID-19 - Ảnh 1.

Người dân tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại thành phố Mumbai, Ấn Độ, ngày 6-5 - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, cam kết được đề cập trong bản thảo cho một cuộc họp của G20. Nếu được thông qua, nỗ lực này có thể bơm gần 20 tỉ USD vào kế hoạch phân phối đang được WHO triển khai.

Các nhà ngoại giao và chuyên gia tiếp tục bàn luận về bản thảo trên trong cuộc gặp ngày 6-5. Bản thảo sẽ tiếp tục được chỉnh sửa trước khi G20 tổ chức cuộc họp thượng đỉnh về y tế toàn cầu tại Rome, Ý ngày 21-5.

Tài liệu này cho biết lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu cam kết hành động khẩn trương trong năm nay để đẩy mạnh việc tăng năng lực sản xuất cho các loại công nghệ chống dịch COVID-19.

Tuy nhiên, bản thảo trên vẫn để ngỏ vấn đề liên quan tới việc bỏ bản quyền đối với công nghệ sản xuất vắc xin ngừa COVID-19.

Theo nội dung bản thảo, các lãnh đạo sẽ cam kết “sẽ tài trợ công bằng và đầy đủ cho Chương trình hợp tác toàn cầu ứng phó COVID-19 (ACT-A)”. ACT-A được lập ra với mục tiêu đảm bảo người dân trên toàn thế giới được tiếp cận với vắc xin, thuốc men và xét nghiệm COVID-19.

Kế hoạch trên được khởi động từ tháng 4-2020 và đến nay vẫn chưa nhận được đủ tài trợ. Trong hơn 34 tỉ USD cần gây quỹ, ACT-A vẫn thiếu 19 tỉ USD để chi cho việc phân phối vắc xin và thuốc men khắp thế giới.

Ở một diễn biến liên quan, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên tiếng ủng hộ bỏ bản quyền đối với các loại vắc xin ngừa COVID-19. Ông Biden đã đưa ra quyết định này trước áp lực từ các nghị sĩ Dân chủ Mỹ, cũng như hơn 100 quốc gia khác.

Tuy nhiên, tuyên bố của ông Biden đã chọc giận các công ty dược phẩm.

Sau tuyên bố từ phía Mỹ, người phát ngôn của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric cho biết Tổng thư ký Antonio Guterres nói ông hi vọng các nhà sản xuất vắc xin sẽ cùng nhau chia sẻ bản quyền.

Theo ông Dujarric, ông Guterres đã đưa ra tuyên bố trên trong cuộc họp với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về việc bỏ bản quyền đối với vắc xin ngừa COVID-19.

Campuchia: Cả nước thêm 650 ca COVID-19, Phnom Penh dỡ phong tỏa trong lo lắng

TTO - Bộ Y tế Campuchia sáng 6-5 thông báo ghi nhận 650 ca COVID-19 trong 24 giờ qua. Trong khi đó, thủ đô Phnom Penh vừa dỡ bỏ lệnh phong tỏa kéo dài 21 ngày.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Ukraine Zelensky mời Giáo hoàng Leo XIV đến Kiev

Ngày 12-5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có cuộc điện đàm đầu tiên với Giáo hoàng Leo XIV và ông cũng là lãnh đạo thế giới đầu tiên trò chuyện với tân Giáo hoàng.

Tổng thống Ukraine Zelensky mời Giáo hoàng Leo XIV đến Kiev

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Sau nhiều năm bị cuốn vào guồng quay công việc tại các thành phố lớn, nhiều người trẻ Trung Quốc chọn về quê “nghỉ hưu sớm" để tìm lại sự cân bằng và ý nghĩa cuộc sống.

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm có hơn 80 hoạt động khi thăm 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm đến Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus được dư luận khu vực và quốc tế quan tâm theo dõi và đánh giá cao, góp phần nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm có hơn 80 hoạt động khi thăm 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Rạng sáng 13-5, một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines đã phun trào, tạo ra cột tro khổng lồ cao khoảng 4,5km bốc lên trời.

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Bầu cử giữa nhiệm kỳ Philippines 2025: Căng thẳng và chia rẽ

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 12-5 tại Philippines là màn đối đầu căng thẳng giữa hai gia tộc quyền lực: Marcos và Duterte. Đây được xem là bước ngoặt định hình cục diện chính trị trước thềm bầu cử tổng thống năm 2028.

Bầu cử giữa nhiệm kỳ Philippines 2025: Căng thẳng và chia rẽ

Ông Tập Cận Bình: Chủ nghĩa bắt nạt và bá quyền chỉ dẫn đến sự cô lập

Phát biểu tại Diễn đàn Trung Quốc - CELAC, Chủ tịch Tập Cận Bình lên án chủ nghĩa bá quyền và hành vi bắt nạt, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong bối cảnh toàn cầu ngày càng phân hóa.

Ông Tập Cận Bình: Chủ nghĩa bắt nạt và bá quyền chỉ dẫn đến sự cô lập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar