13/09/2019 18:47 GMT+7

Hết thời làm ăn kiểu xuề xòa, dễ dãi với Trung Quốc

N.AN
N.AN

TTO - Với tư duy nhận thức chưa đúng về thị trường Trung Quốc, cho rằng đây là thị trường dễ tính nên sản xuất chạy theo số lượng, chỉ chú trọng xuất khẩu tiểu ngạch khiến hàng nông sản của Việt Nam chịu thua thiệt nhiều hơn.

Hết thời làm ăn kiểu xuề xòa, dễ dãi với Trung Quốc - Ảnh 1.

Các container hàng xuất khẩu xếp hàng chờ thông quan tại cửa khẩu Tân Thanh, Trung Quốc - Ảnh: N.AN

Thông tin trên được bà Lê Hoàng Oanh - vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công thương), đưa ra tại Hội nghị phát triển xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc do Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đồng tổ chức chiều 13-9 tại Hà Nội.

Theo bà Oanh, các doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng thị trường Trung Quốc dễ tính nên không quan tâm đến nhu cầu. Từ đó, nhiều ngành hàng như gạo, thanh long… xuất khẩu với số lượng quá lớn nhưng chất lượng phẩm cấp thấp hoặc trung bình.

Nhãn mác tùy tiện, bọc lót bằng... rơm rạ

Nhiều doanh nghiệp, nông dân có tâm lý cho rằng Trung Quốc có đường chung biên giới nên có thể xuất bán qua biên giới, do đó thường đưa hàng đưa lên các chợ biên giới để chào bán, dẫn tới có nhiều trường hợp doanh nghiệp không bán được phải giảm giá, bán tống bán tháo hoặc bỏ đi.

Đặc biệt là thói quen xuất khẩu qua đường tiểu ngạch nên không quan tâm đến nhu cầu, tiêu chuẩn, bao bì nhãn mác rất tùy tiện, thậm chí là bọc lót thô sơ bằng rơm rạ. Có những trường hợp đưa hàng lên biên giới rồi mới tìm đối tác, chuẩn bị các khâu đóng gói, bao bì.

Cũng chính vì thói quen xuất khẩu qua đường tiểu ngạch nên nhà xuất khẩu cũng không quan tâm xem mặt hàng nào được xuất khẩu chính ngạch, dẫn tới nhiều trường hợp các sản phẩm nông sản như dưa hấu, sầu riêng xuất vào Trung Quốc bị ách tắc do nước bạn cấm biên.

Hết thời làm ăn kiểu xuề xòa, dễ dãi với Trung Quốc - Ảnh 2.

Bà Lê Hoàng Oanh: "Tư duy xuất khẩu tiểu ngạch mà không chú trọng đường chính ngạch khiến cho hàng hóa Việt Nam khó xuất vào Trung Quốc" - Ảnh: N.AN

"Doanh nghiệp không quan tâm đến vườn trồng đã đăng ký, cấp phép hay chưa, có nằm trong danh sách được cấp phép hay không. Chúng tôi cho rằng nên giảm tiểu ngạch, tăng xuất khẩu chính ngạch, tập trung đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc", bà Oanh nêu vấn đề.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chú trọng đến việc xuất khẩu sang các địa phương gần biên giới.

Hiện nay, thương mại biên giới chiếm tới 20-25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc, song bà Oanh cho biết thương mại với Trung Quốc không chỉ ở biên giới mà còn là 31 tỉnh, thành khu tự trị của nước này.

Việc xuất khẩu sang Trung Quốc được nhìn nhận là khó khăn khi nhiều doanh nghiệp cho rằng chính sách Trung Quốc thay đổi liên tục, nay cấm biên, hoặc mai cấm nhập một mặt hàng nào đó, thuế phí không đồng nhất...

Tuy nhiên theo bà Oanh, trên thực tế các chính sách của Trung Quốc với hàng nhập khẩu được đưa ra từ trước đây chứ không phải là "thay đổi liên tục".

Đơn cử như việc Trung Quốc đưa ra yêu cầu từ ngày 1-10 phải đáp ứng việc ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu là thực hiện theo quy định của Luật an toàn thực phẩm đưa ra từ năm 2015.

Theo đó, năm 2018 cơ quan thương vụ đã phổ biến về vấn đề truy xuất nguồn gốc, đăng ký doanh nghiệp, nhưng lại không được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm, và chỉ chú trọng xuất khẩu tiểu ngạch.

Hết thời làm ăn kiểu xuề xòa, dễ dãi với Trung Quốc - Ảnh 3.

Quả thanh long Việt Nam bán ở một siêu thị Trung Quốc - Ảnh: N.AN

'Chế biến hiện đại chứ không phải chỉ bán tươi...'

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, Việt Nam đang đứng thứ 11 trong các nước mà Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa.

Thực tế, các mặt hàng còn nhiều dư địa để khai thác nhưng do tập quán, do mối quan hệ thương mại qua biên giới và phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc thông qua các điểm thông quan mà chưa đi vào sâu nội địa, nên chưa được tận dụng hiệu quả.

"Không thể chậm trễ hơn nữa vì Trung Quốc đều có hàng rào liên quan đến an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ. Các mặt hàng lớn như gạo, thủy sản chế biến, dệt may, da giày đều còn có khả năng giao thương chính ngạch rất lớn với Trung Quốc.

Do đó, cần đánh giá định vị lại cụ thể mối quan hệ giao thương với Trung Quốc để có những giải pháp cụ thể, tạo ra thị trường ổn định cho ngành hàng nông nghiệp" - ông Tuấn Anh nêu.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng khẳng định Trung Quốc là thị trường cực kỳ tiềm năng cho nông sản Việt Nam.

Thực tế, nhập khẩu rau quả chính ngạch tăng 30%, có những nhóm hàng tăng gần gấp đôi nên nếu làm tốt thì thì hàng nông sản Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh được tại thị trường này bằng đường chính ngạch.

Theo đó, ông Cường cho rằng cần phải thay đổi tư duy của nền sản xuất, thay bằng sản xuất hàng hóa tập trung hiện đại, trong đó giải quyết các khâu như thông tin thị trường, thay đổi phương thức sản xuất, tăng cường chuỗi giá trị bằng chế biến hiện đại chứ không phải chỉ bán tươi...

Xuất khẩu nông sản đang thu về hàng chục tỉ USD

TTO - Sản xuất nông nghiệp đang có tăng trưởng, sản phẩm xuất khẩu nông sản đang đi 180 nước thu về hàng chục tỉ USD - bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội của Quốc hội chiều 26-10.

N.AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Co-working Việt - điểm đến hấp dẫn của dân 'du mục kỹ thuật số'

Đầu tư lớn ứng dụng công nghệ vào vận hành không gian làm việc chung (co-working space) đang giúp nhiều đơn vị hút lao động nước ngoài.

Co-working Việt - điểm đến hấp dẫn của dân 'du mục kỹ thuật số'

Còn vài ngày đến hè, du lịch ngoại tung đủ chiêu hút khách Việt

Chỉ còn vài ngày nữa, mùa du lịch hè chính thức khởi động. Trên các nền tảng số, mạng xã hội... tràn ngập các quảng bá từ các cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp ngoại nhằm hút khách Việt.

Còn vài ngày đến hè, du lịch ngoại tung đủ chiêu hút khách Việt

Tin tức sáng 19-5: Quốc hội bàn mô hình mới của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội bàn mô hình mới của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân; Gỡ nút thắt để nâng hạng thị trường chứng khoán; LPBank sắp chi gần 7.500 tỉ đồng trả cổ tức...

Tin tức sáng 19-5: Quốc hội bàn mô hình mới của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân

Sun Group báo lãi tăng

Sun Group vừa báo lãi sau thuế năm 2024 đạt hơn 848,9 tỉ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2023. Đây là số liệu đã được tập đoàn này đính chính thay vì mức lỗ cả nghìn tỉ như báo cáo trước đó.

Sun Group báo lãi tăng

Xôn xao thông tin sản xuất trứng gà giả ở Việt Nam, Hiệp hội Gia cầm lên tiếng

Hiệp hội Gia cầm Việt Nam khẳng định thông tin lan truyền trên mạng xã hội về trứng gà giả là bịa đặt và kiến nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý nghiêm các đối tượng đưa tin sai sự thật.

Xôn xao thông tin sản xuất trứng gà giả ở Việt Nam, Hiệp hội Gia cầm lên tiếng

Sân bay Liên Khương dự kiến đóng cửa 6 tháng để sửa

Sân bay quốc tế Liên Khương (Lâm Đồng) sẽ tạm ngừng hoạt động trong 6 tháng để sửa chữa đường băng và đường lăn với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng.

Sân bay Liên Khương dự kiến đóng cửa 6 tháng để sửa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar