22/02/2025 13:06 GMT+7

Hết đặt vật chắn dưới đường đến biển cấm tự chế để cản trở đậu ô tô

Tranh cãi về quyền đậu xe dưới lòng đường ở Đà Nẵng không phải là chuyện mới, nhưng hình thức 'giữ chỗ' ngày càng thay đổi.

Hết đặt vật chắn dưới đường đến biển cấm tự chế để cản trở đậu ô tô - Ảnh 1.

Một quán làm bảng thông báo tự chế cấm đậu xe ở quận Hải Châu - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Muôn màu biển báo tự chế

Để "xí phần" đậu xe trước nhà và hàng quán, nhiều người ở Đà Nẵng đã "sáng tạo" đủ các cảnh báo để không cho ô tô đậu ảnh hưởng sinh hoạt và buôn bán của họ.

Nếu như trước đây người dân thường xuyên dùng vật cứng như gạch đá, ghế nhựa để trước nhà, thì hiện nay thay vì để vật chắn là rất nhiều biển cấm tự chế.

Theo ghi nhận, những biển thông báo tự chế này chủ yếu xuất hiện ở các tuyến đường trung tâm thành phố như Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Du, Phan Châu Trinh, Lý Tự Trọng… (quận Hải Châu).

Những tấm biển cấm đậu xe do người dân tự chế có hình thức phong phú. Có người làm rất nghiêm túc, biển có khung sắt, sơn màu xanh đỏ như biển giao thông chính thống, kèm dòng chữ "cấm đậu xe" đầy cứng rắn.

Hết đặt vật chắn dưới đường đến biển cấm tự chế để cản trở đậu xe - Ảnh 2.

Tình trạng dùng vật cứng bỏ dưới lòng đường để ngăn cản dừng đậu xe vẫn xảy ra. Ảnh chụp trước quán cà phê đường Lý Thường Kiệt, quận Hải Châu - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Hết đặt vật chắn dưới đường đến biển cấm tự chế để cản trở đậu xe - Ảnh 3.

Biển báo tự chế đóng vào thân cây do người dân tự làm - Ảnh: ANH THƯ

Có nhà lại đặt biển với lời lẽ nhẹ nhàng hơn như: "Xin đừng đậu xe trước nhà, cảm ơn". Có biển báo làm na ná như biển báo giao thông đường bộ nhưng hình thức nhỏ hơn. Cũng có trường hợp "nhẹ nhàng" thông báo giờ hoạt động chủ yếu để tài xế hạn chế đậu trước nhà…

Một số hộ kinh doanh còn kèm theo những tấm biển mang tính răn đe. Dù không có giá trị pháp lý, những tấm biển này lại khiến tài xế ngại phiền phức mà tránh xa.

Anh Trần Ngọc Nam, tài xế xe dịch vụ thường xuyên dừng trong khu vực trung tâm Đà Nẵng, kể một lần anh đậu trước nhà dân để tìm chỗ đi vệ sinh, lúc quay trở lại xe thì thấy đầy mắm tôm trên kính trước.

Theo anh Nam, hầu hết các lái xe đều để số điện thoại liên hệ để chủ nhà, chủ quán có thể gọi khi cần ra vào. 

Thế nhưng việc "phản ứng mạnh" như tạt mắm tôm, bỏ rác, thậm chí cào xước xe để răn đe không phải là hiếm.

"Đường là công cộng, chủ nhà đậu được thì tài xế cũng dừng được, tại sao có thể tự ý cấm đậu xe như vậy? Các biển này không hợp pháp nhưng cánh tài xế tụi tui cũng không muốn cãi, vì đụng cãi nhau lại mệt người" - anh Nam nói.

Hết đặt vật chắn dưới đường đến biển cấm tự chế để cản trở đậu ô tô - Ảnh 4.

Một số quán nhẹ nhàng hơn khi thông báo giờ thường xuyên ra vào cụ thể - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Ai cũng áp lực xí phần

Theo quy định, chỉ cơ quan chức năng mới có thẩm quyền đặt biển báo giao thông. Biển do cá nhân tự lắp đều là hình thức thông báo.

Tuy nhiên trong thực tế, chính quyền và người dân đều gặp khó khi xử lý việc xí phần đậu xe này. Không chỉ là vấn đề giữ chỗ, nhiều chủ nhà, chủ quán còn cho rằng họ buộc phải xí phần chỗ đậu xe vì áp lực kinh doanh.

Hết đặt vật chắn dưới đường đến biển cấm tự chế để cản trở đậu ô tô - Ảnh 5.

Tại các tuyến đường trung tâm, không chỉ quán xá mà hầu như nhà dân nào cũng có bảng thông báo không đậu xe trước nhà - Ảnh: ANH THƯ

"Tôi thuê mặt bằng mặt tiền giá rất cao, buôn bán đã khó vì khách hàng mua online nhiều hơn, vậy mà nhiều hôm xe đậu chình ình trước quán coi như hết mặt tiền.

Nếu không giữ chỗ đậu xe, khách đến quán lại chẳng có chỗ để xe, họ bỏ đi hết" - chị Nguyễn Thu Trang, chủ một quán cà phê trên đường Nguyễn Du, nói.

Lãnh đạo UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết trong thời gian qua các phường trên địa bàn đã ra quân xử lý trường hợp dùng vật cứng bỏ dưới lòng đường để cản trở đậu xe, nên tình trạng này đã giảm hẳn.

Riêng đối với các bảng thông báo tự chế chỉ mang tính tự phát, không có giá trị pháp lý. Chúng chỉ là những biển nhắc nhở việc đỗ xe hợp lý, thuận tiện cho chủ nhà và các phương tiện khác.

Muôn kiểu 'xí phần' lòng đường để cản trở đậu ô tô ở Đà Nẵng

Bực bội với việc ô tô đậu trước nhà và hàng quán của mình, nhiều người ở Đà Nẵng đã "sáng tạo" đủ các cách "xí phần" lòng đường để không cho ô tô đậu ảnh hưởng sinh hoạt và buôn bán của họ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ ngày 1-6 dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy, người dân cần làm gì?

Từ ngày 1-6 ngành bảo hiểm xã hội sẽ không cấp thẻ bảo hiểm y tế bằng giấy cho người tham gia mà yêu cầu sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trên VssID, VNeID.

Từ ngày 1-6 dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy, người dân cần làm gì?

Cầu Đại Ngãi 2 thông xe kỹ thuật, người dân được đi qua cầu trong trường hợp nào?

Cầu Đại Ngãi 2, nối huyện Cù Lao Dung với đất liền (tỉnh Sóc Trăng) đã thông xe kỹ thuật, một số loại xe sẽ được ưu tiên qua cầu này trong thời gian hoàn thiện dự án (dự kiến tháng 12-2025).

Cầu Đại Ngãi 2 thông xe kỹ thuật, người dân được đi qua cầu trong trường hợp nào?

Hai nhóm công chức được khuyến khích nghỉ trước khi sắp xếp bộ máy

Cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sáp nhập cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 được khuyến khích nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp.

Hai nhóm công chức được khuyến khích nghỉ trước khi sắp xếp bộ máy

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm được kỳ vọng sẽ chấm dứt nạn dạy thêm, học thêm tràn lan.

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Công an bắt được đối tượng chích điện phụ nữ ở Phú Quốc

Công an đã bắt nhanh đối tượng Hòa là người đàn ông mặc áo đen, đội mũ bảo hiểm đỏ sử dụng vật lạ (giống roi điện) chích điện vào phụ nữ ở phường Dương Đông (TP Phú Quốc, Kiên Giang) gây xôn xao dư luận.

Công an bắt được đối tượng chích điện phụ nữ ở Phú Quốc

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar