07/07/2017 18:27 GMT+7

Hé mở những cuộc di cư ở cái nôi loài người

TRỌNG NHÂN (Nguồn kham khảo: Science)
TRỌNG NHÂN (Nguồn kham khảo: Science)

TTO - Châu Phi được biết đến như cái nôi của loài người bởi từ châu lục này cách đây khoảng 50.000 năm, tổ tiên chúng ta đã đi đến phần còn lại trên thế giới.

Người Khoe-San ở miền Nam châu Phi đã tách biệt khỏi các tộc người châu Phi khác nhưng vẫn mang  ADN từ những người nông dân Đông Phi - Ảnh: Roger de la Harpe

​Tuy nhiên, ngay trong lòng châu Phi cũng đã phát sinh những cuộc di cư lớn mang ảnh hưởng sâu rộng.

Câu hỏi về việc xuất hiện các nhóm người ở châu lục đen, như người Hadza ở Đông Phi hay người Khoe-San ở Nam Phi, vẫn rất khó giải thích. Một nguyên nhân là bởi 2.000 năm trước, những cư dân nông nghiệp đầu tiên - người Bantu - đã di cư ra khắp châu lục, đồng thời xóa đi những dấu chân mang gene của các tộc khác.

Bộ gene duy nhất của người châu Phi tiền sử đã được nghiên cứu là của người Ethiopia sống cách đây 4.500 năm.

Pontus Skoglund - nhà di truyền học tiến hóa của trường Đại học Harvard, đã cùng với các cộng sự thu thập ADN từ 15 nhóm người châu Phi tiền sử từ 500 đến 6.000 năm trước, một số có trước cuộc di cư của người Bantu.

Nhóm của Skoglund cũng thu thập  ADN từ 19 cộng đồng hiện đại khắp châu Phi để so sánh, trong đó có cả những cộng đồng lớn giống người Bantu và những nhóm nhỏ hơn giống người Khoe-San và người Hadza.

Kết quả cho thấy phần lớn những ADN cổ rất giống với  ADN của những người sinh sống ở nơi các bộ xương được tìm thấy, tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp khác biệt thú vị, Skoglund cho biết.

“Chắc hẳn đã có những cuộc di cư từ trước ngay trong lòng châu Phi”, Simon Aeschbacher, nhà di truyền học quần thể từ Đại học Bern nhận xét.

Khoảng 3.000 năm trước, những người chăn nuôi gia súc từ khu vực Tanzania ngày nay đã thực hiện cuộc di cư lớn để đến được Nam Phi nhiều thế kỷ trước khi xuất hiện những người nông dân đầu tiên.

Tuy nhiên, Skoglund cho biết những người Malawi hiện sống ngay phía nam của Tanzania có thể là một phân nhánh từ những người nông dân miền Tây Phi. Do đó, người Tây Phi đã góp những ADN đầu tiên cho bộ gene của người châu Phi hạ Sahara.

Nhà di truyền học tiến hóa Carina Schlebush và cộng sự thuộc Đại học Uppsala ở Thụy Điển đã thực hiện một nghiên cứu khác ở Nam Phi - được cho là nơi xuất hiện người tinh khôn.

Nhóm đã nghiên cứu từng phần 7 bộ gene cổ: 3 trong số đó từ những người săn bắn hái lượm 2.000 năm trước và 4 từ những nông dân cách đây 300 đến 500 năm. Đồng thời, họ cũng nghiên cứu thêm ADN từ người hiện đại ngày nay.

Kết quả cho thấy người hiện đại thật sự có ADN của người Bantu tuy những cư dân săn bắn hái lượm cổ ở một số nơi đã có trước cuộc di cư của người Bantu.

Một phát hiện thú vị khác của Schlebush song song với nhóm của Skoglund chính là 9-22% ADN trong con cháu của những người nông dân tiền sử này đến từ miền Đông Phi và khu vực Á - Âu. Trước đó, nhóm nghiên cứu của Skoglund cũng chỉ ra 38% ADN của một nhóm người chăn thả gia súc cổ ở châu Phi có nguồn gốc ngoài châu lục.

Phân tích của Schlebusch đã đi sâu vào lịch sử của loài người hơn của Skoglund khi nhóm sử dụng những bộ gene của người tiền sử từ 260.000 năm trước - bằng độ tuổi của các hóa thạch người tinh khôn đầu tiên.

“Nghiên cứu được khoảng thời gian này gợi mở cho chúng ta lời giải về các câu hỏi như con người hiện đại đã tiến hóa về phương diện hành vi và phương diện giải phẫu ở đâu và như thế nào”, Mathieson, nhà di truyền học tiến hóa ở Đại học Harvard nhận xét.

TRỌNG NHÂN (Nguồn kham khảo: Science)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạo ra pin lượng tử trữ năng lượng lâu gấp 1.000 lần

Các nhà khoa học Úc đã đạt bước tiến mang tính cách mạng trong công nghệ pin lượng tử, khi họ kéo dài thành công thời gian lưu trữ năng lượng của loại pin này lên gấp 1.000 lần so với trước đây.

Tạo ra pin lượng tử trữ năng lượng lâu gấp 1.000 lần

Máy đo hơi thở giúp phát hiện dấu hiệu bệnh

Các nhà khoa học tạo ra thiết bị có thể phát hiện dấu hiệu bệnh trong hơi thở con người thay cho các xét nghiệm máu, nước tiểu hay nước bọt.

Máy đo hơi thở giúp phát hiện dấu hiệu bệnh

Phát minh loại bê tông 'tự vá'

Loại bê tông tự vá nhờ ánh sáng và vi sinh vật được xem là bước tiến mang tính cách mạng, có thể giảm mạnh chi phí sửa chữa công trình và kéo dài tuổi thọ hạ tầng lên hàng thế kỷ.

Phát minh loại bê tông 'tự vá'

Đột phá trong chẩn đoán ung thư: Miếng dán siêu nhỏ thay thế sinh thiết

Trong phẫu thuật não, việc dán miếng dán này lên vùng nghi ngờ có thể cho kết quả trong vòng 20 phút.

Đột phá trong chẩn đoán ung thư: Miếng dán siêu nhỏ thay thế sinh thiết

Mỹ lập kỷ lục truyền điện không dây bằng tia laser

Cơ quan dự án nghiên cứu tiên tiến quốc phòng Mỹ (DARPA) vừa lập kỷ lục mới trong công nghệ truyền tải điện không dây.

Mỹ lập kỷ lục truyền điện không dây bằng tia laser

Tạo ra võng mạc nhân tạo biến mù lòa thành 'siêu thị lực'

Các nhà khoa học tạo ra loại võng mạc nhân tạo sử dụng nguyên tố hiếm teluri, giúp phục hồi thị lực cho chuột, khỉ bị mù, thậm chí nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại.

Tạo ra võng mạc nhân tạo biến mù lòa thành 'siêu thị lực'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar