09/04/2019 09:49 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hệ lụy từ 'giang hồ mạng': Uẩn ức tâm lý và khát khao nổi loạn

QUỐC NGUYÊN thực hiện
QUỐC NGUYÊN thực hiện

TTO - Có phải hàng triệu lượt xem, đăng ký theo dõi trang của một số 'giang hồ mạng' đều thật sự coi đó là thần tượng, tôn sùng và tìm cách học theo?

Hệ lụy từ giang hồ mạng: Uẩn ức tâm lý và khát khao nổi loạn - Ảnh 1.

Giúp trẻ khám phá thế giới sách cũng là cách ly bớt với thiết bị công nghệ và những thông tin vô bổ từ thế giới mạng - Ảnh: Q.NG.

TS Nguyễn Thị Thu Huyền (phó hiệu trưởng Trường quốc tế Việt Nam - Phần Lan) nói cho đến khi đọc tin Khá Bảnh bị bắt, chị mới vào mạng tìm xem thử chứ trước đó chưa từng biết người ấy là ai.

"Tôi hết sức ngạc nhiên bởi không hiểu người ta xem cái gì trong những clip đó. Chí ít khi xem một video, người ta cũng phải tìm được thông tin nào đó, hoặc với trẻ cũng phải dạy được cái gì đấy chứ, đằng này toàn những video không đâu ra đâu, chửi thề, nói tục...", chị nói.

Muốn phá vỡ rào cản!

* Thử lý giải dưới góc độ tâm lý, vì sao hiện tượng "thần tượng mạng" lại trở nên phổ biến thời gian qua đến vậy?

- Tôi từng được tiếp cận một báo cáo nghiên cứu về thần tượng của giới trẻ châu Á, có một kết quả công bố rằng những người trẻ đến từ hoàn cảnh bất lợi, những đứa trẻ càng bị cha mẹ cấm đoán khắt khe thì mức độ thần tượng càng cao.

Ở đây là một dạng uẩn ức tâm lý, thể hiện khát khao phá vỡ rào cản, những quy tắc mà họ gặp trong cuộc sống, hay nói cách khác chính là khát khao nổi loạn.

Tôi có xem một clip phỏng vấn ba bạn sinh viên và tất cả đều nói Khá Bảnh là tốt, không cần học giỏi, nhà giàu mà vẫn tạo được sự ảnh hưởng. Họ không nhận ra bất cứ vấn đề gì ở anh ta, trong khi công an chứng minh anh ta từng có "tiền án, tiền sự" ngay từ tuổi chưa trưởng thành!

Với những bạn có cha mẹ dạy con theo cách độc đoán, những học sinh mà gia đình có quá nhiều ràng buộc, nguyên tắc, tước đi quyền tự do, sự tự chủ của trẻ, các bạn sẽ nhìn đó như một hình mẫu tự do, được hành xử theo cách của mình.

Và khi chưa đủ hoặc không có khả năng đánh giá con người một cách toàn diện, chỉ cần thích một ai đó, xem là thần tượng sẽ mặc định "ấy chắc chắn là người tốt, hoàn hảo, không có gì xấu hay phải chê trách cả".

Hệ lụy từ giang hồ mạng: Uẩn ức tâm lý và khát khao nổi loạn - Ảnh 2.

Nâng cao dân trí cho người trưởng thành mới là quan trọng, chứ chỉ tập trung cho nhóm còn trong trường học là chưa đủ. Khi đã rời trường, người trưởng thành cùng lắm chịu ảnh hưởng từ gia đình nhưng chủ yếu vẫn là giáo dục xã hội.

TS NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

* Nói vậy tức là có vai trò của giáo dục ở đây, thưa tiến sĩ?

- Chúng ta luôn khuyến khích học sinh thành người hoàn hảo mà ít khi giúp các bạn nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình.

Trong khi đúng ra cần khuyến khích người trẻ khả năng tự phát triển bản thân rồi tiến tới nhận diện, đánh giá bạn bè, thầy cô, những người xung quanh, mà phải là đánh giá có tính phản biện, vì sao thích, vì sao không, lý do là gì?...

Vì đánh giá chung chung, hời hợt, thiếu lập luận nên mới nảy sinh hiện tượng "thần tượng giang hồ mạng" rầm rộ vậy.

Liệu có phải tất cả những ai theo dõi, vào xem đều coi "giang hồ mạng" là thần tượng không? Tôi cho rằng phần đông chỉ vì tò mò, mua vui giải trí, vào xem thử coi nhân vật đó có gì chứ chẳng để tâm tìm hiểu kỹ đâu!

Nhà trường, gia đình chuẩn bị cho các em phông nền đánh giá vấn đề, con người sao cho tối đa hóa cái lợi và tối thiểu hóa bất lợi. Chỉ những người hời hợt, không có năng lực đánh giá mới bạ đâu thích đó vì chỉ cần dừng một phút suy nghĩ cũng đủ để người ta chọn thái độ, ứng xử nào cho phù hợp.

Xem và tranh luận cùng con

* Trước những diễn biến như thế, người ta lại hỏi nhau phải làm sao để định hướng việc sử dụng mạng xã hội, nhất là cho giới trẻ hiện nay?

- Khi đi học ở nước ngoài, chị chủ nhà tôi ở trọ chỉ lập trang mạng xã hội cho con gái như món quà mừng sinh nhật 13 tuổi của cô bé.

Chị và con cùng biết mật khẩu để truy cập với cam kết mẹ sẽ không can thiệp, đọc lén tin nhắn của con nhưng nếu con đăng điều tiêu cực, xuất hiện tình huống có vấn đề, mẹ phải xuất hiện ngay. Còn trong nước, tôi từng chứng kiến học trò lớp 2 hỏi cô giáo sao con gửi lời mời mà cô chưa kết bạn Facebook với con!

Tôi thử đặt câu hỏi liệu có bao nhiêu phụ huynh sử dụng được, biết tác dụng và tiêu cực của mạng xã hội thế nào để tương tác cùng con. Cha mẹ phải kiểm tra được con đã từng xem gì, nghe gì trên mạng, giới hạn việc dùng các thiết bị điện tử thế nào chứ không phải quăng cho con cái điện thoại để mình yên phận mình, con yên phận con.

Nhất là trẻ con, dễ bắt chước nên có khi con xem và nói theo những từ xấu, câu chửi tục mà không hiểu ý nghĩa là gì. Hãy kiểm soát kênh con hay vào trên mạng. Hãy xem cùng con rồi tranh luận và gợi mở vấn đề sẽ tạo hứng thú cho trẻ. Sau đó đem kiến thức từ mạng vào cuộc sống đời thường sẽ khiến cho việc tương tác với mạng xã hội thú vị hơn nhiều.

TTO - Những clip "giang hồ mạng" có ảnh hưởng khá lớn đến một bộ phận học sinh, bởi lẽ hiện nay hầu như bạn nào cũng có sử dụng mạng xã hội.

QUỐC NGUYÊN thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Công nghiệp thiết bị bay không người lái đang tăng trưởng mạnh mẽ toàn cầu, mở ra nhiều vấn đề liên quan mà Việt Nam không thể ngoài cuộc.

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Người tiêu dùng trẻ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Người tiêu dùng trẻ tại Việt Nam ngày càng trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy làn sóng chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp.

Người tiêu dùng trẻ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Cán bộ xã vùng cao thi tiếng Anh cùng tiếp viên hàng không

Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ 2025 có nhiều cán bộ xã vùng cao, biên giới, hải đảo và tiếp viên hàng không cùng tham dự.

Cán bộ xã vùng cao thi tiếng Anh cùng tiếp viên hàng không

Nữ sinh 16 tuổi giành giải nhất viết thư UPU lấy cảm hứng từ tình yêu biển, phim Avatar, Titanic

Phạm Đoàn Minh Khuê, học sinh lớp 10C2, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), giành giải nhất viết thư UPU.

Nữ sinh 16 tuổi giành giải nhất viết thư UPU lấy cảm hứng từ tình yêu biển, phim Avatar, Titanic

Xác minh 2 thiếu niên lái xe máy bằng chân để 'đăng lên mạng cho vui'

2 thiếu niên lái xe máy bằng chân rồi quay clip đăng lên Facebook khiến dư luận bức xúc.

Xác minh 2 thiếu niên lái xe máy bằng chân để 'đăng lên mạng cho vui'

Vụ 'bắt cóc trẻ em' ở Hải Phòng: Cháu bé và người đàn ông có quan hệ yêu đương

Cơ quan chức năng bước đầu xác định vụ việc xảy ra tại xã Vĩnh Hòa không phải bắt cóc trẻ em, mà hai người có quan hệ yêu đương.

Vụ 'bắt cóc trẻ em' ở Hải Phòng: Cháu bé và người đàn ông có quan hệ yêu đương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar