10/04/2019 11:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hệ lụy từ giang hồ mạng: Phải chăng các em đói thông tin tốt?

THANH NGUYỄN
THANH NGUYỄN

TTO - Những ngày qua, đông đảo bạn đọc đã gởi ý kiến cho diễn đàn “Hệ lụy từ giang hồ mạng”. Nhịp sống trẻ trích đăng các góp ý.

Hệ lụy từ giang hồ mạng: Phải chăng các em đói thông tin tốt? - Ảnh 1.

Nhiều bạn trẻ đến với những mảnh đời kém may mắn tại các trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật, mồ côi như cách chia sẻ điều tích cực trong cuộc sống - Ảnh: Q.L.

Mỗi khi lấy một hình ảnh đẹp, một biểu tượng tử tế để làm minh chứng cho vài luận điểm nào đó trong bài học, chẳng hạn hình ảnh học sinh Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) cúi đầu chào bác bảo vệ hoặc lời xin lỗi của cậu học sinh lớp 11 ở Hải Phòng từng gây "bão" mạng, tôi nhận được ánh mắt tròn xoe ngạc nhiên của học trò.

Thiếu hụt kỹ năng lọc thông tin

Kể cho các em nghe về các tấm gương vượt khó hay câu chuyện đẹp về tình bạn của cậu bé Vi Tuấn Khanh suốt năm năm làm đôi chân cõng bạn đến trường ở Nghệ An, tôi vẫn chỉ có thể khẳng định các em đang "đói" thông tin tích cực đến tội nghiệp.

Nhưng chỉ cần khơi gợi một vài hiện tượng mạng như trào lưu "đủ like là cởi", "Việt Nam nói là làm", "Thách thức Cá voi xanh", "Thử thách Momo" hay các "thần tượng" lệch chuẩn, các "", các em có thể nói huyên thuyên, quay sang tranh cãi với bạn bè ào ào.

Qua những gì các em tiếp nhận từ mạng xã hội mới thấy bọn trẻ đang thiếu hụt các kiến thức, kỹ năng sử dụng thế giới ảo.

Lồng ghép vào các tiết dạy về việc sử dụng mạng xã hội thông minh, tôi thường nói với các em về mặt trái của thế giới ảo. Dù biết rằng hiệu quả giáo dục mà tôi nhận được thường khá mơ hồ, mong manh nhưng tôi vẫn nói, vẫn đề cập và sẵn sàng bàn luận với bọn trẻ về "con dao hai lưỡi" của mạng xã hội.

Tôi đánh động các em về việc lạm dụng mạng xã hội có thể kéo giảm sự tương tác giữa người và người. Thay vì những lời đối thoại trực tiếp, người ta đang có xu hướng trao đổi trên mạng bằng những dòng tin nhắn và các biểu tượng ảo. Dần dà các mối quan hệ giao tiếp sẽ rạn nứt và người ta thu mình lại nhiều hơn.

Không lệ thuộc vào điện thoại thông minh

Tôi nhắc nhở các em về việc lãng phí thời gian nếu lệ thuộc quá nhiều vào smartphone. Nhiều bạn trẻ đang dành quá nhiều thời gian trong ngày để cập nhật mạng, theo dõi lượt like, dõi theo các bình luận và "bình loạn"... mà quên mất rằng thời gian trôi đi không bao giờ trở lại.

Tôi cảnh giác các em về lối sống "ảo" cực kỳ nguy hại. Những lời khen "có cánh", những lượt like và share vô tội vạ dần khiến các em ảo tưởng về bản thân. Bên cạnh đó làm nảy sinh sự so sánh hơn thua, nỗi tự ti về bản thân đối với những bạn trẻ luôn cảm thấy mình thua kém bạn bè.

Tôi cảnh báo học trò về mầm mống mâu thuẫn có thể nảy sinh từ chính thế giới ảo. Chỉ với những lời bình luận vô thưởng vô phạt, nhiều "anh hùng bàn phím" đang châm ngòi cho những xích mích có thể bùng phát thành bạo lực, đánh đấm.

Là nhà giáo, chúng tôi cũng "thổi lửa" cho những trào lưu hữu ích đến với bọn trẻ mà gần đây nhất là phong trào "Challenge For Change", "Thử thách dọn rác" và Gongbang - xu hướng livestream chăm chỉ học hằng giờ.

Đó là nỗ lực của cá nhân mong thay đổi nhận thức của học sinh về thế giới ảo, xây dựng cho các em một cơ chế thanh lọc thông tin và hi vọng học trò của mình trở thành người dùng mạng xã hội thông minh.

Nhà trường - gia đình - xã hội phải tạo thành thế "kiềng ba chân" vững chắc đỡ nâng, đồng hành, định hướng con trẻ nhằm hạn chế cạm bẫy và tận dụng tiện ích từ mạng xã hội!

Kịp thời hướng dẫn

Hằng ngày, giác quan của trẻ em thường xuyên bị đủ thứ âm thanh, màu sắc kích động hay những lối ăn chơi hưởng thụ rình rập và ảnh hưởng theo chiều hướng đe dọa các em.

Chính những hiệu ứng này đã làm cho những bài học làm người và những giá trị truyền thống bị phai mờ. Khi những người trẻ bi quan sẽ liên tưởng đến hình ảnh của mình trong những clip theo kiểu giang hồ mạng và khi họ không kiềm chế được mình thì rất dễ bị kích động, từ đó dễ dàng tiếp cận những thông tin lệch lạc và bắt chước theo.

Sự bùng nổ ý thức cái tôi cá nhân của thanh thiếu niên đòi hỏi người lớn phải có những định hướng đúng đắn, hướng dẫn kịp thời, vừa uốn nắn vừa khích lệ để các em có được những kinh nghiệm sống và phát triển nhân cách theo hướng tích cực.

LÊ TẤN THỜI

Theo bạn, hiện tượng "giang hồ mạng" có thể dẫn tới những hệ lụy gì với thế hệ trẻ? Mời bạn gửi ý kiến đến diễn đàn chia sẻ suy nghĩ, câu chuyện của mình qua địa chỉ: [email protected].

TTO - Có phải hàng triệu lượt xem, đăng ký theo dõi trang của một số 'giang hồ mạng' đều thật sự coi đó là thần tượng, tôn sùng và tìm cách học theo?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Bộ Ngoại giao cho biết tính đến ngày 15-5, đã đưa hơn 450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh và bị tạm giữ ở Myanmar về nước an toàn. Còn khoảng 200 người khác đang chờ được hồi hương.

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Giới luật sư, chuyên gia trẻ đã có nhiều ý kiến tâm huyết vì mục tiêu quốc gia có một bản Hiến pháp mới tiến bộ và sát thực tiễn hơn.

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong đợi gì?

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia ngày hội văn hóa và tuyển dụng Việt - Hàn 2025 đánh giá cao năng lực lao động Việt, nhưng cũng mong họ cải thiện ngoại ngữ và nắm rõ văn hóa doanh nghiệp.

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong  đợi gì?

Món ngon 15.000 đồng ‘gây bão’ mạng

Loạt hình ảnh check-in với bảng quảng cáo "Ăn Ngon Rẻ, ShopeeFood Bao" phủ sóng mạng xã hội, khiến hội mê ăn ngon không khỏi tò mò có gì mà hot đến vậy.

Món ngon 15.000 đồng ‘gây bão’ mạng

Chủ tịch nước Lương Cường tuyên dương các đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Sáng nay 15-5, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến dự và trao phần thưởng cho các đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X.

Chủ tịch nước Lương Cường tuyên dương các đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar