17/11/2015 15:02 GMT+7

​Hãy sống trọn vẹn và bỏ đi những lãng xẹt

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO -  Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm vừa có buổi trò chuyện thú vị về những kinh nghiệm sống và các triết lý cuộc đời với bạn đọc tại NXB Trẻ sáng 17-11 nhân dịp ra mắt quyển sách "Ngộ" của ông.

GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm (trái) và TS Dương Ngọc Dũng - Ảnh: L.Điền

Vốn nổi tiếng là chuyên gia về thương hiệu và chiến lược phát triển doanh nghiệp, GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm trong một phen đối diện với cái chết khi nghe thông báo ông bị mắc bệnh ung thư phổi, đã phải dành hai tiếng đồng hồ trong bệnh viện để tĩnh tại và suy nghĩ xem mình sẽ đem tin này về cho người thân của mình như thế nào.

Đó chỉ là khởi đầu cho một hình thành vượt qua bạo bệnh, mà theo ông, nó khởi sự như một dạng nghiệp, để rồi dẫn đến cơ duyên ông quán chiếu lại mọi thứ, từ bản thân mình, cuộc sống xung quanh, và ngộ ra được những điều ông chia sẻ qua tập sách.

"Hãy đọc sách"

Trong câu chuyện bàn tròn cùng với TS Dương Ngọc Dũng và MC Tuyết Anh, GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm nhiều lần vận dụng triết lý Phật giáo để chuyển tải những kinh nghiệm sống mà ông rút ra được cũng như gửi gắm các lời khuyên cho bạn trẻ.

Điều đầu tiên ông “đem chính mình ra để nói”, là khuyên giới trẻ hãy đọc sách. GS Thiêm đã có một tuổi thơ cùng sách, lớn lên cùng sách và chưa bao giờ ngừng đọc sách. Ông hóm hỉnh bộc bạch “bả (chỉ vợ ông - PV) nuôi tôi, và tôi chỉ đọc sách”.

Còn TS Dương Ngọc Dũng thì thú nhận chưa thấy ai đọc sách “kinh khủng” như Tôn Thất Nguyễn Thiêm. “Kinh khủng” ở đây là đọc liên tục gần như cả ngày lẫn đêm lúc nào cũng đọc sách được.

Ngay cả trong phần bật mí về một quyển Ngộ thứ hai, sẽ xuất bản trong thời gian tới, GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm cũng cho biết ông đã đọc sách rất nhanh, chỉ cần một tiếng để đọc xong 200 trang, và sau đó ghi lại những suy nghĩ về 200 trang sách đó, xong sau đó một thời gian ông quay lại đọc những gì đã ghi về quyển sách ấy và xem lại quyển ấy cũng trong khoảng một tiếng nữa, như vậy là mất hai tiếng đồng hồ để đọc kỹ 200 trang sách.

“Điều này giúp tôi trở nên nhạy bén hơn, và cũng là giúp trả lời cho các bạn đặt câu hỏi thời gian ở đâu ra để cho tôi đọc sách” - GS Nguyễn Thiêm nói.

Hạnh phúc là cảm thụ chứ không phải mưu cầu

Có một ý mà GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm thừa nhận phải trả qua thập tử nhất sinh, cộng với những suy tư về triết từ thuở ấu thời, ông mới ngộ ra rằng, mình sống trọn vẹn thì cuộc sống sẽ chất lượng hơn và đầy đủ hơn.

“Nếu mình trọn vẹn với cuộc nhậu, thì chỉ nhậu nửa giờ cũng bằng nhậu nửa ngày”, mọi người cười ồ, và ông nói thêm, sống chất lượng bằng trọn vẹn chứ không phải bằng thời gian.

Dẫn một ý từ sách Ngộ, rằng tác giả khuyên người ta phải bỏ bớt đi thì mới hạnh phúc, MC Tuyết Anh hỏi GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm rằng giới trẻ hiện nay thì lại muốn thêm nhiều hơn, cần nhiều hơn, vậy thì có thể bỏ cái gì?

Câu trả lời đến từ tác giả hóa ra lại rất bình dị, đó là mỗi người phải có năng lực phê phán, thẩm định, để xem mình có nên theo đuổi cái đó không.

“Có nhiều người theo đuổi những thứ lãng xẹt, trong khi phải xem là mình có nhu cầu với cái đó không, nếu chỉ vì thấy người khác có mà mình cũng muốn có thì lãng xẹt”, ông nhấn mạnh.

Ở một chiều hướng khác, ông nhắc lại rằng hạnh phúc thực sự là cảm thụ chứ không phải mưu cầu, và con người ta nếu biết bỏ đi những thứ lãng xẹt như vậy thì sẽ hạnh phúc.

Đừng hiểu sai chữ "tùy duyên"

Một bạn nêu ý kiến phản biện rằng, nếu như mình nói mọi sự đều có nhân duyên, thì có vẻ lối sống ấy thụ động quá, mình cứ chờ cơ duyên đến với mình sao? GS Thiêm dẫn lại câu ngạn ngữ “May mắn chỉ đến với người đã sẵn sàng để hưởng may mắn đó”. Và ông nói thêm rằng ở điểm này cũng nên nhìn theo nhân quả, chúng ta đã làm gì để có cơ duyên? Không thể một đời làm việc xấu, cướp bóc, tham nhũng, và rồi chờ cơ duyên tốt đẹp đến với mình.

Đến đây, TS Dương Ngọc Dũng giải thích thêm chữ “tùy duyên” bị nhiều người hiểu sai, tùy duyên trong triết lý Phật giáo không phải là thụ động chời thời, mà là nương theo những cơ hội trước mắt để chuyển hóa sao cho tốt nhất. Nói theo ngôn ngữ hiện đại tức là phân tích vấn đề để giải quyết vấn đề sao cho tốt nhất, có lợi nhất. 

Buổi trò chuyện khép lại với thông tin GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm sẽ còn ra mắt quyển sách tiếp theo Ngộ, có tên là Về. Như vậy là có thêm một chờ đợi về sách, cũng hay.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Ngày 7-7, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, TP Đà Nẵng) cho biết đang phối hợp với các đơn vị để xúc tiến thủ tục thăm dò, khai quật khảo cổ trong khuôn viên Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar