11/05/2018 16:58 GMT+7

Hãy chú ý đến lẹo ở trẻ em

Nguồn: Bệnh Viện Mắt TP.HCM
Nguồn: Bệnh Viện Mắt TP.HCM

Nước ta có khí hậu nóng ẩm nên chuyện các bé bị lẹo cũng hay gặp và không phải lúc nào bố mẹ của bé lúc nào cũng xử trí đúng.

Hãy chú ý đến lẹo ở trẻ em - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: momjunction.com

Bạn phát hiện thấy mi mắt của bé bỗng sưng nề giống như mụn nhọt? Rất có thể bé đã bị lẹo. Khi bị lẹo mắt bé sẽ bị khó chịu và bé sẽ chảy nước mắt, thậm chí bé có thể bị đau mi mắt nữa. Nước ta có khí hậu nóng ẩm nên chuyện các bé bị lẹo cũng hay gặp và không phải lúc nào bố mẹ của bé lúc nào cũng xử trí đúng. Việc đầu tiên là bố mẹ bé đừng có bao giờ nặn lẹo ra giống như nặn mụn nhọt nhé! Bé sẽ rất đau và thậm chí có thể để lại sẹo trên mi rất xấu.

Vậy thực chất lẹo là gì? Đó là một khối sưng nề đỏ và có nhân vàng giống như mụn nhọt nằm ngay ở chân các lông mi. Đôi khi chỉ là một vùng sưng đỏ một phần hoặc thậm chí cả bờ mi mắt. Đó là do sự nhiễm khuẩn của các chân lông mi mà thủ phạm thường là do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Vi khuẩn này có nhiều ở mũi bé nên khi bé dụi mũi và sau đó dụi vào mắt thì cũng có thể đem vi khuẩn lên trên mi mắt.

Bố mẹ của bé sẽ làm gì để giúp đỡ cho bé đây? Hãy lấy một chiếc khăn mỏng nhúng vào nước ấm sau đó vắt khô đi một chút và áp lên mi mắt bé. Nếu có thời gian hãy làm như vậy 3 lần một ngày, mỗi lần 10 phút. Việc này sẽ có tác dụng làm cho lẹo khu trú lại và dễ thoát lưu mủ hơn. Nếu bố mẹ bé cảm thấy lo lắng thì đừng ngần ngại đem bé đi khám mắt, các bác sĩ sẽ có những biện pháp hỗ trợ thêm cho bé. Bé có thể được các bác sĩ cho dùng thêm thuốc kháng sinh dạng mỡ để bôi lên mi mắt và cả thuốc giảm đau nếu cần thiết. Trong hầu hết các trường hợp điều trị hỗ trợ như vậy là mắt bé sẽ lành, chỉ có một số ít trường hợp lẹo "bướng bỉnh" thì các bác sĩ sẽ phải rạch dẫn lưu mủ mà thôi.

Tuy nhiên trong trường hợp mi mắt bé sưng thật to, bé bị tái phát nhiều lần, bé đau nhức, bé bị sốt hoặc lẹo không tự khỏi trong một tuần thì bố mẹ nên đem bé đến khám mắt ngay.

Để phòng ngừa cho bé khỏi bị lẹo thì vấn đề vệ sinh cho bé là ưu tiên số một. Bố mẹ phải tập cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ. Nếu bé hay bị lẹo thì việc vệ sinh mi mắt cho bé để tránh tái phát cũng cần phải làm. Bố mẹ bé có thể dùng que bông gòn tẩm một ít nước ấm để vệ sinh chân lông mi của bé ít nhất mỗi ngày một lần.

Nguồn: Bệnh Viện Mắt TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi càng cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar