24/05/2015 08:22 GMT+7

Trong mắt người nước ngoài: Hãy chọn điều mình yêu thích

LÊ NAM ghi
LÊ NAM ghi

TT - Mẹ tôi vẫn dạy tôi từ nhỏ hãy làm điều mà con thích vì đó là điều mang lại niềm vui và hạnh phúc.

Học sinh tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại TP.HCM đặt câu hỏi cho ban tư vấn về cách chọn ngành nghề tương lai - Ảnh: Như Hùng

Đến khi tôi chọn trường đại học và ngành báo chí, mẹ tôi vẫn nhắc hãy chọn ngành học con thích vì nó sẽ giúp con có khoảng thời gian đẹp, thoải mái khi học đại học. 

Ngay từ khi còn học trung học tôi đã thích ngành báo chí truyền thông và nghệ thuật, nên đến khi chọn ngành học tôi chỉ cần xem xét lại thật kỹ ý thích của mình và đi học.

Xác định thế mạnh để hướng vào

Bố mẹ tôi vẫn luôn ủng hộ và tự hào về sự lựa chọn của tôi. Từ nhỏ đến lớn tôi vẫn hoàn tất rất tốt những gì tôi thích và khoảng thời gian thực hiện đó thật sự là niềm hạnh phúc của tôi.

Tôi tốt nghiệp đại học với chuyên ngành báo chí, đi viết báo rồi học thêm ngành quan hệ công chúng, và giờ với những gì trải nghiệm được tôi đang là giảng viên cho một trường đại học quốc tế tại TP.HCM.

Cô Jade Bilowol - Ảnh: Lê Nam

 

Nên tìm việc làm bán thời gian

Theo tôi, ngoài việc học ngành học yêu thích, trong thời gian học đại học nhất thiết các bạn sinh viên phải tìm việc làm bán thời gian trong lĩnh vực mà mình đang theo đuổi để làm giàu hồ sơ xin việc  nhằm dễ dàng đánh bại các ứng cử viên khác trong quá trình xin việc.

Tôi cũng vậy, lúc học đại học tôi phải làm bán thời gian cho một tờ báo. Điều này rất tốt vì ngoài việc có thêm kinh nghiệm trong hồ sơ xin việc, còn giúp tôi có cái nhìn đúng về ngành nghề mình đã mơ, mong muốn được làm để điều chỉnh những quan niệm hay cách tiếp cận vấn đề mà trước đây mình nghĩ chưa đúng.

Tôi hiểu có rất nhiều bậc phụ huynh ở VN và nhiều nước khác muốn con mình học ngành học có thể mau chóng kiếm được việc làm sau khi ra trường hoặc những nghề thời thượng, đang có khả năng kiếm tiền tốt.

Điều đó chẳng có gì sai vì vào đại học là một quá trình đầu tư về tài chính và thời gian, nếu đầu tư sai nhiều khả năng “mất cả chì lẫn chài” hoặc khi tốt nghiệp phải chật vật tìm kiếm việc làm.

Sẽ khó cho các học sinh mới hết cấp III tự quyết định ngành học sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời sau này vì các bạn không có đủ thông tin, kiến thức.

Không ít bạn sẽ chọn ngành mà bạn bè mình chọn hoặc nghe ngóng biết rằng nghề này đang thịnh hoặc cha mẹ muốn vậy.

Chính vì thế phụ huynh phải có nhiều thời gian theo dõi, quan sát con mình mới hiểu đâu là thế mạnh của con để hướng chúng vào, tận dụng được nhiều nhất ưu điểm của con cho việc học hành nhằm không quá vất vả và đột ngột khi chọn ngành học đại học.

Nỗi khổ học ngành này thích ngành khác

Có sinh viên từng xin tôi lời khuyên khi các bạn đang học một ngành mà phụ huynh đã hướng các bạn ấy phải chọn nhưng các bạn lại thích ngành học tôi đang dạy.

Các bạn ấy nói rằng không thoải mái theo đuổi chuyên ngành đang học vì đầu óc cứ nghĩ về một ngành học khác mà mình thích.

Thật khó cho tôi khi phải xóa bỏ những gì mà phụ huynh các bạn sinh viên ấy đã chia sẻ và yêu cầu con mình phải nghe theo vì ngành học mà họ chọn là ngành đang có trào lưu, nhiều người theo học.

Hơn nữa, càng khó hơn khi các bạn sinh viên đó lại muốn học một ngành học mới có ở VN trong khi với phụ huynh của họ cũng chưa có nhiều hiểu biết, thông tin về ngành học này ở VN.

Tôi không thể gặp phụ huynh của họ để nói rằng hãy để cho con mình làm điều chúng thích vì thật sự phụ huynh nào cũng muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho con họ.

Nhưng nếu họ dành nhiều thời gian trò chuyện, lắng nghe và quan sát con mình, họ sẽ nhận ra điểm mạnh của con mình là gì và khuyến khích chúng làm những gì liên quan thì chắc họ không để chúng rơi vào tình huống này.

Không chỉ riêng VN, nhiều gia đình ở Mỹ cũng vay mượn những khoản tiền rất lớn để đầu tư cho con học đại học nhưng rồi tốt nghiệp xong chẳng thể nào kiếm được việc làm.

Các phụ huynh này cũng thật sự không muốn đẩy con mình vào hoàn cảnh phải chọn ngành học mà con không thích, làm hỏng ước mơ của con, nhưng khoản tiền đầu tư cho con học đại học là tất cả khả năng tài chính của gia đình nên họ cho rằng phải học những ngành “ngon cơm”, dễ kiếm nhiều tiền... 

Tuy nhiên, việc học đại học rồi kiếm được việc làm có tiền hoàn toàn không tương ứng với nhau. Có một thực tế là thời điểm bạn chọn ngành học đó thì nó là ngành thời thượng, nhưng có thể bốn năm sau khi học xong thì ngành học khác lại lên ngôi.

Rồi ngành học mà bạn đã chọn dẫu là thời thượng nhưng không hợp với sở thích của bạn nên kết quả học tập rất kém thì vẫn khó kiếm được  việc làm.

JADE BILOWOL - người Úc, giảng viên truyền thông 
(Nhân đọc bài “Hãy để con tự lựa chọn” nói về chọn ngành học, Tuổi Trẻ ngày 19-5)

LÊ NAM ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba nam sinh đuối nước ở đập, chỉ cứu được 1 em

Nhóm ba nam sinh ra khu vực đập nước ở Nghệ An chơi thì không may bị đuối nước. Lực lượng cứu hộ chỉ cứu được một em, hai em chết đuối.

Ba nam sinh đuối nước ở đập, chỉ cứu được 1 em

'Nước sạch' đục ngầu, nổi bọt, đơn vị quản lý nói 'nước được xử lý kỹ lưỡng'

Nước từ hệ thống nước sạch ở xã Đăk Hà, Quảng Ngãi cấp cho người dân có hôm sạch trong, có bữa đục ngầu, bữa khác nổi bọt… khiến người dân lo lắng.

'Nước sạch' đục ngầu, nổi bọt, đơn vị quản lý nói 'nước được xử lý kỹ lưỡng'

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng đã yêu cầu cơ sở sản xuất có bún đổi màu từ trắng sang đỏ tạm dừng sản xuất. Đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm số bún đổi màu.

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Nhà máy rác duy nhất đóng cửa, Cà Mau phải tạm chôn rác

Nhà máy xử lý rác duy nhất của tỉnh Cà Mau vẫn đóng cửa do vướng thủ tục về đơn giá, địa phương phải triển khai hệ thống chôn rác tạm thời để tránh nguy cơ ùn ứ rác diện rộng.

Nhà máy rác duy nhất đóng cửa, Cà Mau phải tạm chôn rác

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước khi chơi ở nhà cậu đã được các chiến sĩ cảnh sát giải cứu thành công.

Giải cứu bé trai 5 tuổi kẹt chân trong ống thoát nước

Đăng ký số xe mới, người dân Đà Nẵng có thể bấm ngẫu nhiên ra biển số 92 hoặc 43

Người dân thành phố Đà Nẵng đăng ký biển số xe mới khi bấm ngẫu nhiên có thể được cấp biển 43 hoặc 92.

Đăng ký số xe mới, người dân Đà Nẵng có thể bấm ngẫu nhiên ra biển số 92 hoặc 43
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar