01/05/2020 14:30 GMT+7

Hậu trường ông Trump can thiệp cuộc chiến giá dầu Nga - Saudi Arabia

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Điều tra của Hãng tin Reuters cho thấy Mỹ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chấm dứt cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia và Nga, dẫn đến kết quả đàm phán giảm gần 10 triệu thùng dầu mỗi ngày của khối OPEC+.

Hậu trường ông Trump can thiệp cuộc chiến giá dầu Nga - Saudi Arabia - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman - Ảnh: REUTERS

Cụ thể, có bốn nguồn tin nội bộ xác nhận với Reuters rằng trong cuộc gọi điện đàm ngày 2-4 với Thái tử Saudi Arabi Mohammed bin Salman, ông Trump tung lá bài ngửa rằng nếu Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) bắt đầu cắt giảm sản xuất dầu, ông sẽ không ngăn các nhà lập pháp ra luật rút quân đội Mỹ khỏi Saudi Arabia. 

Đe dọa kết thúc liên minh chiến lược tồn tại 75 năm qua là át chủ bài trong chiến dịch gây áp lực của Mỹ. Kết quả là lời đe dọa này dẫn đến thỏa thuận toàn cầu mang tính bước ngoặt về cắt giảm nguồn cung dầu trong bối cảnh nhu cầu về dầu giảm mạnh do đại dịch COVID-19. 

10 ngày sau khi ông Trump gửi thông điệp tới thái tử Saudi Arabia thì có tuyên bố cắt giảm sản lượng. Theo Reuters, đây là một chiến thắng ngoại giao của Nhà Trắng.

Theo một nguồn tin của Mỹ, thái tử Saudi Arabia đã sững sờ khi nghe lời đe dọa này. Ông đã yêu cầu các trợ lý rời khỏi phòng để thảo luận riêng với ông Trump.

Nỗ lực này cho thấy quyết tâm của ông Trump trong việc bảo vệ ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ trước biến cố giá dầu lao dốc khi các chính phủ trên thế giới đều đóng cửa nền kinh tế để chống lại virus corona.

Nó cũng phản ánh sự đảo ngược trong những lời chỉ trích trước đây của ông Trump đối với liên minh dầu mỏ, rằng các công ty này làm tăng chi phí năng lượng cho người Mỹ bằng việc cắt giảm nguồn cung, dẫn đến giá xăng dầu cao hơn. Nhưng nay chính ông Trump lại yêu cầu OPEC cắt giảm sản lượng.

Một quan chức cấp cao của Mỹ nói với phóng viên Reuters rằng Mỹ đã gây áp lực nếu không cắt giảm sản lượng dầu, thì "sẽ không có cách nào để ngăn Quốc hội Mỹ áp đặt các lệnh hạn chế, có thể dẫn đến việc rút quân Mỹ khỏi Saudi Arabia" bằng nhiều kênh ngoại giao khác nhau. 

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn vào tối 29-4 tại Nhà Trắng, phóng viên Reuters hỏi ông Trump liệu ông nói với thái tử Saudi Arabia là Mỹ có thể rút quân khỏi nước này hay không, ông Trump không xác nhận: "Tôi đã không nói với ông ấy. Tôi cho rằng ông ấy và Tổng thống Vladimir Putin rất sáng suốt. Họ biết họ có vấn đề và sau đó điều này (PV - cắt giảm sản lượng) xảy ra". 

Phóng viên hỏi ngài đã nói gì với Thái tử, ông Trump trả lời: "Họ gặp khó khăn để đi tới thỏa thuận. Tôi gặp ông ấy qua điện thoại, và chúng tôi sau đó đã có thể đạt được thỏa thuận" về việc cắt giảm sản lượng.

Văn phòng báo chí của chính quyền Saudi Arabia không bình luận về vấn đề này nhưng cho rằng thỏa thuận sẽ không đạt được nếu không có sự hợp tác của 23 nước liên quan trong khối OPEC+, gồm các nước sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông do Saudi Arabia dẫn đầu và liên minh do Nga dẫn đầu. 

Tuy nhiên, theo Reuters, Saudi Arabia, Mỹ và Nga có vai trò quan trọng trong quyết định giảm sản lượng của khối OPEC+. 

Một tuần trước khi ông Trump điện đàm với Thái tử Mohammed, các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa là Kevin Cramer và Dan Sullivan đã trình dự luật rút quân nhân Mỹ, tên lửa Patriot và hệ thống phòng thủ chống tên lửa khỏi Saudi Arabia, trừ khi vương quốc này cắt giảm sản lượng dầu. Biện pháp này nhận được sự ủng hộ lớn trong bối cảnh Quốc hội Mỹ tức giận về thời điểm diễn ra cuộc chiến giá dầu của Saudi Arabia và Nga. 

Theo Reuters, quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Saudi Arabia có lịch sử từ năm 1945, khi Tổng thống Franklin D. Roosevelt gặp Quốc vương Saudi Arabia Abdul Aziz Ibn Saud trên tàu USS Quincy, một tàu tuần dương của hải quân. 

Họ thỏa thuận: Mỹ sẽ cung cấp sự bảo vệ về quân sự để đổi lấy quyền tiếp cận với kho dự trữ dầu của Saudi. Ngày nay, Mỹ có khoảng 3.000 quân ở đây và hạm đội thứ 5 của Hải quân Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ việc xuất khẩu dầu trong khu vực. Saudi Arabia dựa vào Mỹ để có vũ khí và bảo vệ chống lại các đối thủ trong khu vực như Iran.

Theo Reuters, ngoại giao dầu mỏ của ông Trump đã tiến hành như một cơn lốc với hàng loạt cuộc gọi đến Quốc vương Salman của Saudi Arabia, Thái tử Mohammed và Tổng thống Nga Vladimir Putin từ giữa tháng 3. Điện Kremlin xác nhận ông Putin có nói chuyện với ông Trump về vấn đề giá dầu và khủng hoảng do virus corona. 

Ông Trump cũng công khai đe dọa sẽ áp thuế nhập khẩu đối với dầu từ Saudi Arabia và Nga từ đầu tháng 4.

Sau cuộc điện đàm với Saudi và Nga Putin trong cùng ngày, ông Trump viết trên Twitter rằng ông dự đoán đôi bên sẽ cắt giảm khoảng 10 triệu thùng, và "đó là điều tuyệt vời cho ngành dầu khí!"

Sự thật quả đã diễn ra như vậy.

Chuyên gia Bỉ: Giá dầu âm, chả có gì để phải lo

TTO - Giá dầu thô Mỹ xuống mức âm làm dấy lên lo ngại khủng hoảng kinh tế bắt đầu. Song một số nhà kinh tế lại cho rằng đây là tin tốt lành cho kinh tế toàn cầu.

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Malaysia nói đùa muốn giữ hộ chiếu của Ngoại trưởng Mỹ để ông ở lại lâu hơn

Câu đùa của ông Ibrahim với Ngoại trưởng Mỹ Rubio về thời gian ông ở châu Á cho thấy tâm trạng bất an vì chính sách thuế quan của Mỹ.

Thủ tướng Malaysia nói đùa muốn giữ hộ chiếu
 của Ngoại trưởng Mỹ để ông ở lại lâu hơn

EU, Mexico chật vật trước thuế mới của ông Trump

Tuyên bố áp thuế 30% đối với hàng hóa từ EU và Mexico của ông Trump buộc họ phải chạy nước rút để xoay chuyển tình thế trước 1-8.

EU, Mexico chật vật trước thuế mới của ông Trump

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Ông Trump kêu gọi bỏ qua vụ việc ông Epstein khi Bộ Tư pháp bị chỉ trích vì cách xử lý các giả thuyết xung quanh cái chết của tỉ phú này.

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định các biện pháp thuế quan không đồng nghĩa Mỹ quay lưng với ASEAN. Cụ thể ra sao?

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Nghị sĩ Thái Lan Chaiwat Sathawornwichit trao đổi với Tuổi Trẻ về ảnh hưởng thuế quan của Mỹ với kinh tế Thái Lan và ASEAN.

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, tuyên bố 'ủng hộ vô điều kiện'; Đàm phán bế tắc, Hamas - Israel đổ lỗi cho nhau.

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar