23/04/2022 16:51 GMT+7

Hầu hết các bang ở Mỹ thiếu giáo viên dạy trẻ khiếm khuyết

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Thiếu hụt giáo viên chuyên về giáo dục đặc biệt, giảng dạy những trẻ em khiếm khuyết, đang là một trong những điều đau đầu ở Mỹ.

Hầu hết các bang ở Mỹ thiếu giáo viên dạy trẻ khiếm khuyết - Ảnh 1.

Lớp học giáo dục đặc biệt ở thành phố Chicago (Mỹ) - Ảnh: CHICAGO TRIBUNE

Heather Carll từng là một giáo viên cho trẻ khiếm khuyết đầy nhiệt huyết tại Hawaii (Mỹ) nhưng đã chuyển sang làm việc tại một trường phổ thông sau gần 10 năm gắn bó.

Carll chia sẻ, công việc của một cô giáo giáo dục đặc biệt như mình ngày càng cực nhọc. Không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn, chuyên môn sâu, họ còn phải đối diện với nhiều rắc rối về luật pháp nếu cư xử không đúng mực với trẻ em khiếm khuyết. Đồng lương của Carll cũng như nhiều giáo viên khác quá eo hẹp.

Carll sau đó đã từ bỏ công việc để nhận một vị trí giảng dạy giáo dục phổ thông trong vùng với mức đãi ngộ cao hơn. "Tôi nhớ học sinh của mình, nhưng sẽ rất khó để trở lại nếu không có sự thay đổi" - Carll nói.

Thiếu hụt giáo viên dạy trẻ khiếm khuyết là một trong nhiều nỗi đau đầu ở Mỹ. Mới đây, Đài NPR dẫn báo cáo cho thấy có đến 48 trong tổng số 50 bang của Mỹ thiếu các thầy cô dạy giáo dục đặc biệt.

Nhiều bang đã phải "vật lộn" để tuyển dụng và giữ chân các thầy cô trước làn sóng bỏ việc, chuyển việc. Chẳng hạn ở Hawaii, vào cuối năm 2019 có tới gần 30% biên chế cho các giáo viên giáo dục đặc biệt đang khuyết. Con số này có thời điểm tăng đến hơn 45% trong cao điểm dịch COVID-19.

Ở những bang khác, sự thiếu hụt này lớn đến mức nhiều trường "đánh liều" thuê các giáo viên không có bằng cấp chuyên môn giáo dục đặc biệt để dạy cho một số nhóm học sinh có nhu cầu cao. Thông thường đó là lớp của những em câm điếc hoặc tăng động.

Hầu hết các bang ở Mỹ thiếu giáo viên dạy trẻ khiếm khuyết - Ảnh 2.

Giáo viên Heather Carll trong lớp giáo dục đặc biệt của mình tại Hawaii (Mỹ) - Ảnh: NPR

Để giải quyết tình trạng này, một số nơi đã "rót" thêm tiền lương cho các vị trí giáo dục đặc biệt. Tại Hawaii, các giáo viên dạy cho trẻ khiếm khuyết có thể nhận thêm khoảng 10.000 USD mỗi năm. Dự kiến trong năm nay, bang sẽ chi trả 20 triệu USD tiền lương cho các giáo viên giáo dục đặc biệt, chiếm khoảng 1% ngân sách giáo dục toàn bang.

Ông Osa Tui, chủ tịch Hiệp hội Giáo viên bang Hawaii, cho rằng: "Những gì chúng tôi đã thấy ở Hawaii sẽ hiệu quả. Tăng lương chắc chắn có tác động lớn đến việc thu hút mọi người tiếp tục theo nghề giảng dạy chương trình giáo dục đặc biệt".

Thành phố Detroit của bang Michigan (Mỹ) cũng bắt đầu trả thêm 15.000 USD cho các thầy cô dạy trẻ khiếm khuyết từ năm học này. Một số quận khác trong bang cũng triển khai những khoản hỗ trợ tùy theo năng lực của mình.

Thành phố Atlanta thuộc bang Georgia (Mỹ) thiết kế các khoản thưởng cho giáo viên giáo dục đặc biệt. Mức thưởng dao động quanh mức 3.000 USD, được trao cho giáo viên một vài lần trong năm để tăng thêm sự thu hút.

Hầu hết các bang ở Mỹ thiếu giáo viên dạy trẻ khiếm khuyết - Ảnh 3.

Những bức vẽ của học sinh khiếm khuyết ở một trường tiểu học Hawaii (Mỹ) - Ảnh: NPR

Dù vậy những hỗ trợ trên dường như còn khá ít ỏi. Ông Chad Aldeman, đang nghiên cứu chuyên ngành tài chính giáo dục tại Đại học Georgetown (Mỹ), cho rằng thật khó chịu khi nhiều địa phương "than vãn" họ đang gặp những thách thức nào đó nhưng không quyết liệt giải quyết.

Ngoài chuyện tăng lương, theo ông Aldeman, cải thiện môi trường làm việc cũng là cách giữ chân các thầy cô, bởi lẽ dạy học sinh khiếm khuyết hoàn toàn không hề đơn giản.

Như câu chuyện của Emily Abrams, giáo viên giáo dục đặc biệt tại Hawaii (Mỹ) vừa mới xảy ra năm 2021. Một học sinh lúc lên cơn tăng động đã đấm đá rất mạnh nhiều giáo viên, dùng bất cứ vật dụng gì có thể vớ lấy được. "Có những ngày đi làm về tôi đã khóc rất nhiều", Abrams nói.

Emily Abrams cho rằng những khoảnh khắc này vô cùng khó quên và rất dễ làm nản lòng những giáo viên theo nghề. Các quy định hiện hành chưa đủ sức bảo vệ giáo viên trong những trường hợp rủi ro như thế.

Trẻ mầm non Hà Nội trở lại trường: Nỗi lo thiếu giáo viên, bảo mẫu

TTO - Ngày 13-4, nhiều trường mầm non ở Hà Nội đã đón trên 80% số trẻ quay lại trường sau thời gian dài nghỉ phòng dịch COVID-19.

HOÀNG THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar