Hạt giống tâm hồn Việt
TTO - Đó là chương trình sẽ kéo dài trong năm 2017 nhân dịp First News - Trí Việt cho ra đời phiên bản đầy đủ của cuốn sách Tâm hồn cao thượng của nhà văn người Ý Edmondo De Amicis, sáng 28-2.

TT - Một ông lão bỏ 20 năm đời mình đắp đường cho bà con đi lại, một người thầy xây dựng một bếp cơm miễn phí cho học sinh suốt tám năm qua.

TT - Khách thập phương đến Trung tâm Công tác xã hội Nghệ An (Trung tâm nhân đạo Nghệ An cũ, huyện Đô Lương) đều mủi lòng trước tiếng gọi bố thân thương của trẻ nhỏ dành cho ông.

TT - Những nắm cơm được gói trong lá chuối với chút muối đậu, muối mè. Những mái đầu trẻ thơ chụm lại chia nhau ăn ở góc sân trường vào các buổi trưa...

TT - Hơn 20 năm nhọc nhằn, vất vả cùng những trẻ em điếc, nhưng cô Hòa vẫn miệt mài chắp cánh ước mơ cho biết bao học sinh yêu thương của mình.

TT - Trần Việt Dương đã thực hiện cung đường phượt bằng xe đạp từ cực nam Cà Mau đến cực bắc Lũng Cú, mang tập trắng cho trẻ em nghèo trên mọi nẻo đi.

TT - Hơn chục năm qua, cô Hoàng tận tụy với công việc dạy học cho con em những bệnh nhân phong và công nhân nhập cư.

TT - Một cô gái vượt lên trên khiếm khuyết của bản thân, theo đuổi đam mê bơi lội và mang về nhiều thành tích cho ngành thể thao khuyết tật nước nhà.

TT - Là người lành lặn nhưng chị Dương Thị Sáu (41 tuổi, giám đốc doanh nghiệp may Sáu Toản) lại được dân trong vùng đặt cho biệt danh Sáu “khuyết tật”, bởi gần 20 năm nay chị mở xưởng dạy nghề miễn phí và tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật.

TT - Xuất phát từ niềm đam mê nhiếp ảnh và tình yêu dành cho các em nhỏ, Đỗ Văn Hùng (24 tuổi) đã khởi xướng dự án chụp và in tại chỗ 10.000 bức ảnh chân dung miễn phí cho trẻ em miền núi Việt Nam.

TT - Những ngày đầu làm thiện nguyện trở về, Lê Quang Toán (35 tuổi, nhân viên Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Quảng Bình) rất buồn vì có người nhìn thấy thân hình khuyết tật của anh đã buột miệng: “Lo thân mình chưa xong còn đi lo cho người khác!”.
