14/12/2020 12:39 GMT+7

"Happy chip" đến với đồng bào vùng cao

HÀ THANH
HÀ THANH

TTO - Điều cô giáo trẻ mong mỏi là trang bị, bổ sung kiến thức về sức khỏe sinh sản cũng như tác dụng của việc sử dụng đồ lót cho đồng bào, học sinh vùng cao.

Happy chip đến với đồng bào vùng cao - Ảnh 1.

Vợ chồng chị Hằng - anh Cải cùng triển khai dự án “Happy chip” nơi chính bản làng người Mông - Ảnh: HOÀNG CƯỜNG

Dự án của cô vừa xuất sắc chiến thắng cuộc thi "Dự án tình nguyện 2020" do Trung ương Đoàn tổ chức.

Ấp ủ ý tưởng từ hồi sinh viên, nhưng mãi đến tháng 6 vừa rồi Nguyễn Thị Hằng (25 tuổi, đang giảng dạy tại Hà Nội) mới có điều kiện triển khai sâu rộng dự án "Happy chip" (tạm dịch: "Đồ lót hạnh phúc") đến với đồng bào vùng cao ở xã Suối Bu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Mình khỏe họ mới làm theo

Quê tận Điện Biên xa xôi, Hằng đến thủ đô học tập rồi nên duyên với Sùng A Cải (28 tuổi, quê Yên Bái). Sau tốt nghiệp, cả hai quyết định tiến tới hôn nhân. Hằng nhớ lại trong một lần về nhà người yêu chơi, cô phát hiện cả gia đình người yêu không xài… đồ lót. "Sao có hiện tượng như vậy? Mình phải làm điều gì đó" - Hằng trăn trở.

"Mọi người không sử dụng đồ lót, trong khi ở nhà mình ai ai cũng có đồ lót, không chỉ có một mà còn nhiều cái, nhiều kiểu khác nhau. Mình rất muốn thay đổi nhận thức của các bạn nhỏ ở đây về vấn đề sử dụng đồ lót trước, từ đó tuyên truyền về sức khỏe sinh sản" - Hằng mong muốn.

Trong suốt chặng đường đi của Hằng luôn có chồng đồng hành. Bẽn lẽn nhìn sang vợ, A Cải bộc bạch: "Gia đình mình không mặc, thực ra mình cũng không mặc, phải đến khi là sinh viên cơ, là từ lúc quen vợ mình ấy". 

Thấy ý tưởng hay của vợ, hai vợ chồng quyết tâm thực hiện. Bắt đầu từ nhà mình trước, họ mua 1-3 chiếc quần lót cho những đứa em của A Cải sử dụng. Em gái A Cải mặc tốt, tuyên truyền cho bạn, sau đó lan rộng đến những người khác.

Rồi đến tập thể. Hai vợ chồng triển khai dự án thí điểm đến học sinh Trường tiểu học và THCS Suối Bu (Văn Chấn). Hằng cho biết chọn đối tượng là các em học sinh lớp 8, lớp 9, dự án hướng đến đào tạo "chiến sĩ nguồn" là những em nhỏ có nhiệt huyết, sức ảnh hưởng khi tham gia phong trào để có thể lôi kéo, hướng dẫn các bạn khác cùng tham gia.

"Đây là vấn đề nhận thức, không thể yêu cầu họ thay đổi ngay được. Thay đổi một người, hai người, rồi mới đến tập thể lớp. Sau đó tập thể lớp tuyên truyền cho các em nhỏ hơn" - Hằng quả quyết.

Làm sao để các em người Mông nghe theo mình? Hằng bộc bạch đó cũng là trở ngại lớn nhất khi cô không biết tiếng đồng bào, nói chuyện về "vấn đề tế nhị" càng khó hơn. May mắn, chồng cô - con em đồng bào dân tộc Mông - luôn theo sát vợ. 

Cả hai "cất cái ngại đi", sử dụng tiếng Mông tuyên truyền cho con em đồng bào hiểu. Bước đầu là tuyên truyền về tác dụng của việc sử dụng đồ lót, tặng cho đồng bào dùng thử trước, cung cấp sản phẩm đồ lót tốt cho bà con. Sau đó tuyên truyền về sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ.

Hồi trước Hằng để tóc ngắn, bà con không thích đâu. Bây giờ Hằng là con dâu người Kinh đầu tiên ở bản làng, cả hai vợ chồng giảng dạy ở Hà Nội là tấm gương để con em đồng bào học hỏi. Về lại bản làng nhìn thấy vợ chồng khỏe mạnh, có con gái cũng lớn lên khỏe mạnh, giờ ai ai cũng tin lời họ nói. "Phải làm gương trước, mình khỏe thì họ sẽ làm theo" - cô giáo trẻ quả quyết.

Xuất phát từ trái tim sẽ mang lại hiệu quả

Nay mỗi lần về lại bản làng là Hằng cùng chồng đi chuyện trò với các em nhỏ như những người anh chị, như thầy cô giáo trò chuyện với các em học sinh. Cô bộc bạch đây là công việc cô yêu thích, có thể phát huy được năng lực của bản thân để giúp đỡ con em, đồng bào vùng cao. 

Mới đầu chỉ tuyên truyền bằng lời nói, Hằng cho biết sắp tới "Happy chip" sẽ hướng đến sử dụng video, hình ảnh, poster để tuyên truyền cho đồng bào về tác dụng của đồ lót, về sức khỏe sinh sản.

"Ý tưởng xuất phát từ trái tim, từ nhu cầu của địa phương, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả. Trước đây khi vợ chồng mình đang là sinh viên cũng tổ chức về quê tặng quà Trung thu, tặng quần áo, nhưng sau khi phát hiện ở đó không sử dụng đồ lót, mình cảm thấy tiếc vì sao không mạnh dạn đề xuất dự án "Happy chip" sớm hơn?" - Hằng giãi bày.

Nhìn thấy dự án ý nghĩa của cô giáo, các em học sinh của Hằng ở Hà Nội đề xuất cùng cô giáo thiết kế cẩm nang về sức khỏe sinh sản, về đồ lót, sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Mông, có sử dụng hình ảnh phù hợp với lứa tuổi của các bạn học sinh.

"Mình có một gia đình có thể gọi là hoàn hảo vì có người chồng yêu thương mình, có con gái đáng yêu. Bây giờ chúng mình còn trẻ, hai vợ chồng đều thích tham gia hoạt động tình nguyện. Mới đầu chỉ là ý tưởng, nhưng với sự hỗ trợ của Trung ương Đoàn, có ý tưởng thì mình hoàn toàn có thể đề xuất, quản lý, chuyển giao ý tưởng cho các bạn tình nguyện có tiềm năng thực hiện" - cô giáo Nguyễn Thị Hằng tâm niệm.

Hiện tại qua kênh kết nối của Trung ương Đoàn, một doanh nghiệp đang đồng hành cùng dự án "Happy chip". Cô giáo trẻ cho biết thời gian tới sẽ đánh giá hiệu quả bước đầu của dự án, sau đó triển khai sâu rộng đến các địa bàn vùng cao khác.

Dần dần tạo niềm tin

Sùng A Cải bộc bạch bản thân không ngại ngần khi chia sẻ vấn đề này, nhưng thực ra với đồng bào Mông thì hay ngại lắm. Do đó khi tuyên truyền cho bà con, A Cải cùng vợ phải biết ý bà con để lựa lời tuyên truyền.

"Khi cho các em nhỏ dùng thử đồ lót, các em nói rất thích nhưng ngại. Đi mua thì bị bạn bè trêu, tâm lý ngại ngần, từ ngại ngần nên không dám mua. Chưa kể điều kiện kinh tế khó khăn cũng không mua nhiều, không mua thường xuyên, dần dần thành thói quen, không mặc cũng bình thường. Còn phụ huynh thì bảo các cụ trước chả bao giờ mặc, bây giờ chúng tôi cũng chẳng mặc, con cái chúng tôi cũng chẳng mặc" - A Cải chia sẻ.

Vợ chồng A Cải xác định có ý tưởng rồi nhưng để thay đổi nhận thức của bà con phải đồng hành với họ lâu dài, dần dần tạo niềm tin, giúp bà con thay đổi nhận thức tiến bộ hơn.

Du ca gây quỹ giúp đồng bào vùng cao Hà Giang

TTO - Tiếng nhạc từ chiếc loa thùng phát ra theo chân 20 bạn trẻ thủ đô đi khắp phố phường Hà Nội. Những giai điệu không còn xa lạ vang lên mang đến 'bữa tiệc du ca' hết sức sôi động thu hút người dân thủ đô.

HÀ THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết, 2 năm sau vẫn chưa nhận được tiền

Một gia đình mua bảo hiểm tai nạn điện của Công ty Bảo hiểm MIC Tiền Giang. Hơn 2 tháng sau thì xảy ra tai nạn điện dẫn đến chết người nhưng đến nay sau hơn 2 năm, người thân vẫn gian nan đi đòi tiền bảo hiểm.

Mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết, 2 năm sau vẫn chưa nhận được tiền

Chi tiết dự kiến quy mô dân số, diện tích, kinh tế của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Chi tiết dự kiến về quy mô dân số, diện tích, kinh tế của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập theo hồ sơ đề án được Bộ Nội vụ xây dựng.

Chi tiết dự kiến quy mô dân số, diện tích, kinh tế của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Tiền lương tối thiểu sau sáp nhập: Đề xuất sửa địa bàn áp dụng, doanh nghiệp nói gì?

Trước đề xuất phân cấp UBND cấp tỉnh lựa chọn địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng, tiến tới điều chỉnh lương, doanh nghiệp nói gì?

Tiền lương tối thiểu sau sáp nhập: Đề xuất sửa địa bàn áp dụng, doanh nghiệp nói gì?

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Vành đai 3 TP.HCM: Công trường phía Tây đi chậm chạp chờ cát

Trong khi cầu cạn đã mọc lên ở phía TP Thủ Đức, các gói thầu phía tây vành đai 3 vẫn ì ạch vì thiếu cát xử lý nền đất yếu.

Vành đai 3 TP.HCM: Công trường phía Tây đi chậm chạp chờ cát

Cứu hai cậu cháu bị đuối nước khi tắm biển tại Đà Nẵng

Người dân và bộ đội biên phòng đã cứu thành công hai cậu cháu tắm biển Liên Chiểu, Đà Nẵng. Cách đây hai ngày khu vực biển này cũng từng xảy ra đuối nước làm hai người tử vong.

Cứu hai cậu cháu bị đuối nước khi tắm biển tại Đà Nẵng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar