02/09/2015 11:29 GMT+7

Hạnh phúc trọn vẹn

QUANG PHƯƠNG
QUANG PHƯƠNG

TT - Bao năm khát khao một lần mặc áo cưới, nay con đã 4 tuổi, nhờ chương trình mà vợ chồng mới được lên xe hoa. 100 cặp đôi ở đám cưới tập thể là trăm câu chuyện vui đúng vào ngày 2-9.

Nay con 4 tuổi, vợ chồng anh chị Hải Quang - Bích Liễu mới có cơ hội chọn đồ cưới - Ảnh: Quang Phương

Chương trình lễ cưới tập thể năm 2015 do Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân thành phố (Thành đoàn TP.HCM) tổ chức với 100 đôi vợ chồng thanh niên, công nhân có hoàn cảnh khó khăn là nhân vật chính.

Nhờ chương trình mới có ngày trọng đại

Những ngày qua, các cặp đôi chụp hình cưới, thử áo cưới trong niềm lâng lâng hạnh phúc.

Học đến lớp 8, chị Lê Bích Vân nghỉ học, rời vùng quê Tuy Phong (Bình Thuận) vào Sài Gòn làm thuê trong một tiệm cắt tóc. Gần hai năm nay Vân làm ở Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích thanh niên xung phong TP.HCM.

Chồng chị, anh Phan Tấn Lân (Cần Giờ, TP.HCM), học đến lớp 6 thì nghỉ đi biển rồi đăng ký làm thanh niên xung phong. Cả hai vợ chồng mức lương hằng tháng chỉ hơn 3 triệu đồng/người nên luôn trong tình trạng thiếu trước hụt sau.

Anh Lân chia sẻ: “Hai đứa quen và yêu nhau đã lâu nhưng chưa dám tính chuyện đám cưới vì không có tiền. Nay nhờ có chương trình chúng tôi mới dám đăng ký kết hôn trở thành vợ chồng”. Còn chị Bích Vân hào hứng: “Tôi vui lắm. Được mặc đồ cưới, sánh vai cùng người mình yêu thật hạnh phúc”.

Cũng vậy, quen nhau đã bốn năm nhưng khi nghe tin chương trình lễ cưới tập thể, anh Trương Bách Kim Thiện (Q.12) và chị Nguyễn Thị Kim Ngân (Q. Gò Vấp) mới cùng nhau đi đăng ký kết hôn. “Chúng tôi dự tính cuối năm làm đám cưới nhưng chưa biết tổ chức ra sao vì nhà nào cũng nghèo quá” - anh Thiện nói.

Chị Ngân chia sẻ: “Ba mẹ chồng nói nếu không có điều kiện thì chỉ đăng ký kết hôn thôi nhưng nay được làm đám cưới tôi hạnh phúc lắm. Hai vợ chồng không ngờ đám cưới lại diễn ra vào ngày lễ trọng đại của đất nước, thật vinh dự”.

Chị Trần Thanh Thúy (Q.12) cũng đang rất hạnh phúc. Thúy là con út trong một gia đình diện hộ nghèo ở phường An Phú Đông, quận 12, đang làm công nhân may tại một công ty ở quận Gò Vấp.

Chồng chị, anh Võ Đại Lộc (Q.Gò Vấp), chưa có việc làm ổn định nên dù yêu nhau, tính chuyện trăm năm nhưng cả hai chưa biết lấy tiền đâu để tổ chức ngày vui. “Tôi đang hình dung cảnh hai vợ chồng trong bộ đồ cưới cùng ngồi xe hoa diễu hành trên phố, sẽ có rất nhiều người chú ý đến mình” - chị Thúy hồi hộp.

Con 4 tuổi mới lên xe hoa

Tham gia lễ cưới năm nay có nhiều cặp vợ chồng đã đăng ký kết hôn từ các năm trước, tuy nhiên vì hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện tổ chức đám cưới nhưng trong lòng họ vẫn khát khao có tấm hình cưới trong trang phục cô dâu chú rể.

Vợ chồng chị Lê Thị Bích Liễu (quê Cần Thơ) và anh Trần Hải Quang (Q.Thủ Đức) đăng ký kết hôn từ năm 2011, con gái của họ giờ đã 4 tuổi, thế nhưng đến hôm nay nhờ chương trình họ mới thỏa niềm khát khao.

Ngồi trong căn phòng trọ 9m2 ở quận Thủ Đức, anh Quang kể lại trước kia anh làm phụ hồ, vợ làm công nhân tại một công ty ở quận Thủ Đức. “Nhà vợ ở Cần Thơ nghèo khó, nhà tôi cũng nghèo. Vì cảm thông cái nghèo mà chúng tôi đem lòng yêu nhau và quyết định thành vợ chồng. Chúng tôi đăng ký kết hôn rồi sống chung, sinh con” - anh Quang kể lại.

Không có điều kiện tổ chức đám cưới nên mỗi khi nghe ai nói chuyện cưới xin, chị Liễu lại thấy chạnh lòng. “Buồn và tủi thân lắm chứ! Người ta tổ chức đám cưới linh đình, còn mình áo cưới cũng không được mặc. Hai vợ chồng đến với nhau vì cùng cảnh nghèo như nhau thôi” - chị Liễu nói.

Hai vợ chồng vẫn luôn ước ao một ngày nào đó sẽ chụp được tấm hình cưới nên ngay khi biết chương trình là đăng ký luôn. “Chưa bao giờ dám mơ được mặc áo cưới chứ đừng nói tổ chức đám cưới, ước ao mấy năm nay giờ thành hiện thực” - chị Liễu nói.

Cũng cảm thông từ cái nghèo mà cuối năm 2012, chị Lê Thị Cẩm Hường (quê Tây Ninh) và anh Nguyễn Thanh Quang (Q.Thủ Đức) nên duyên vợ chồng. “Không tổ chức được đám cưới buồn lắm nhưng đành chấp nhận. Ba mẹ chồng nói cứ để khi nào có điều kiện thì tổ chức nhưng nhiều năm rồi vẫn khổ mãi, chắc ba mẹ quên rồi” - chị Hường bùi ngùi nhớ lại.

Những ngày này hai vợ chồng họ lâng lâng vui sướng. “Hoàn thành ước nguyện rồi, thế là vợ chồng có tấm hình cưới treo trong nhà”, mắt chị Hường ánh lên niềm vui.

Nhận nhiều hỗ trợ trong ngày vui

Lễ cưới gồm hai phần: dâng hoa, thả chim bồ câu hòa bình, chụp hình lưu niệm, diễu hành trên phố đi bộ sẽ diễn ra từ 7g - 8g tại công viên tượng đài Bác Hồ. Sau đó các cặp đôi sẽ di chuyển về Trung tâm tiệc cưới hội nghị Melisa Center (Q.Tân Phú) để tổ chức tiệc cưới.

Tham gia lễ cưới, các đôi uyên ương được nhận một bàn tiệc trị giá 3,2 triệu đồng, cặp nhẫn cưới trị giá 2,5 triệu đồng, hỗ trợ chi phí xe hoa, bánh cưới, rượu cưới, hoa cưới, chụp ảnh, quay phim, trang điểm… Ngoài ra, ban tổ chức còn tặng 100 cặp gối và 100 phiếu quà tặng mua hàng tại siêu thị trị giá 500.000 đồng; được tư vấn, khám bệnh, chăm sóc sức khỏe miễn phí trong một năm tại Phòng khám đa khoa Tâm Phúc…

QUANG PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Nhận tin một phụ nữ mắc bệnh hiểm nghèo đang thiếu máu, 3 chiến sĩ cảnh sát cơ động lập tức đến bệnh viện, hiến 3 đơn vị máu kịp thời giúp người bệnh qua cơn nguy kịch.

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Chương mới của non sông thì chúng ta cũng nên trở thành những người mới, và cùng đoàn kết chung lòng đưa hình ảnh của giang sơn đi lên.

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Có lẽ ai cũng từng có một giai đoạn như vậy, không hẳn là tuyệt vọng, cũng không còn nhiệt huyết. Chỉ là… mỏi. Mỏi vì công việc cứ lặp đi lặp lại.

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Trước làn sóng "bỏ phố về quê", họ chọn cách giữ quê hương trong trái tim và bám trụ lại TP.HCM để gây dựng gia đình, tiếp tục theo đuổi những giấc mơ thời son trẻ.

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Mẹ tôi kể ông ngoại tôi như vầng trăng khuất sau mây, để lại khoảng trời thương nhớ khi tôi còn là mầm xanh chưa kịp hé.

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar