07/02/2014 06:57 GMT+7

Hạnh phúc đầu năm của cha

NGUYỄN THANH DŨNG
NGUYỄN THANH DŨNG

TT - Sáng nay thấy con trai đang ngồi xếp lại những bao lì xì, tôi liền hỏi: “Kiệt à, năm nay tiền lì xì của con được bao nhiêu vậy con?”. Con trai tôi liền đáp: “Dạ thưa cha tiền lì xì của con được 1 triệu 800 ngàn đồng ạ!”. Tôi hỏi tiếp: “Thế con định dùng tiền lì xì vào việc gì?”.

Phóng to
Minh họa: Nguyễn Ngọc Thuần

Con trai tôi đáp: “Con sẽ để dành tiền chứ không sử dụng bây giờ. Sau tết, Trường Tân Bửu có tổ chức tham quan, con sẽ dùng tiền này để đi tham quan. Trong quá trình học tập mà cần mua dụng cụ học tập thì con dùng tiền này để mua. Như vậy thì con đã làm cho cha mẹ đỡ phải tốn tiền. Cha ơi! Bây giờ con sẽ bỏ 100.000 đồng vào bao thư tiền từ thiện của con đó cha”.

Nghe con nói vậy, tôi thật sự hài lòng vì con đã sử dụng tiền lì xì đúng mục đích. Trong năm học này, mỗi ngày con trai tôi đều trích ra 1.000 hay 2.000 đồng tiền đi học mỗi ngày để bỏ vào một bao thư tiền. Bao thư tiền này là cháu dành dụm để làm từ thiện. Mỗi khi được kha khá thì tiền này sẽ kết hợp với tiền từ thiện của tôi giúp cho những gia đình bất hạnh trong xóm.

Mới dịp Tết Nguyên đán năm nay, tiền từ thiện của hai cha con tôi cũng giúp được anh Long trong xóm. Anh Long ngồi xe lăn suốt bao năm qua và nhờ người anh ruột nuôi nấng. Khổ nỗi anh của anh Long cũng vừa trải qua một cơn bệnh nặng nên cuộc sống của hai anh em rất khó khăn. Tôi thật sự mừng khi có tiền lì xì nhiều, con trai cũng không quên trích ra 100.000 đồng làm từ thiện. Thằng bé đã thấm nhuần lời dạy của tôi: “Hạnh phúc của ta chỉ trọn vẹn khi ta biết sẻ chia hạnh phúc cho người khác”.

Vậy là một cái tết vừa đi qua trên khắp mọi miền đất nước. Gia đình tôi cũng vừa trải qua những ngày tết đầm ấm hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc lớn nhất của tôi sau cái tết này là con tôi đã biết dùng tiền lì xì đúng mục đích và đúng ý nghĩa. Tôi biết có rất nhiều trẻ em sau khi có tiền lì xì nhiều thì tham gia nhiều trò chơi vô bổ như đánh bài, chơi game và xao nhãng chuyện học hành sau tết. Dạy con sử dụng đồng tiền đúng là trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Sau tết thông thường các em có rất nhiều tiền lì xì, vì vậy cha mẹ cần hướng cho con sử dụng tiền đúng cách. Đây là điều rất quan trọng hình thành nhân cách của các em sau này.

NGUYỄN THANH DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

22 sinh viên khoa tiếng Hàn, Trường Ngôn ngữ và Xã hội nhân văn (LHSS) và câu lạc bộ (CLB) K-pop của Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành 1 giải nhất, 1 giải nhì và giải trang phục Hanbok tái chế tại Ngày hội Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc khu vực miền Trung.

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar