01/11/2017 10:57 GMT+7

Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt: còn đáng lo hơn lụa Khaisilk

NHƯ BÌNH
NHƯ BÌNH

TTO - Vụ việc Khaisilk bán hàng Trung Quốc nhưng gắn mác hàng Việt đang được xử lý, nhưng phía sau đó là những điều đáng lo về sự lệ thuộc về kinh tế.

Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt: còn đáng lo hơn lụa Khaisilk - Ảnh 1.

Quản lý thị trường kiểm tra cửa hàng Khaisilk ở số 101 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM chiều 31-10 - Ảnh: NG.TRÍ

Tuổi Trẻ xin giới thiệu hai ý kiến, một của bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam Chất lượng cao, và một của chuyên gia thương hiệu Nguyễn Phi Vân. 

Mối nguy lệ thuộc về kinh tế đáng lo hơn

Chuyện về ngành sản xuất Việt Nam còn nhiều thứ đáng lo lắng hơn câu chuyện Khaisilk vừa qua. Đó là mối nguy về sự lệ thuộc kinh tế.

Hàng Trung Quốc trước giờ thống lĩnh không ít lĩnh vực hàng hóa Việt Nam từ quần áo, giày dép, vật liệu xây dựng, phân bón, thuốc trừ sâu đến đồ chơi trẻ em, hàng điện tử... 

Mấy năm nay, qua cuộc điều tra người tiêu dùng mà Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam Chất lượng cao tổ chức thường niên, chúng tôi thấy ở các ngành này có nhiều doanh nghiệp "qua đời" lặng lẽ vì cạnh tranh không được. 

Chẳng hạn như ngành gạch, kính, thiết bị vệ sinh Việt Nam... thi nhau rớt khỏi cuộc chơi.

Trong khi đó, doanh nghiệp Việt vẫn đang còn phải loay hoay tự gỡ đủ thứ trói buộc: mấy ngàn giấy phép con, thanh tra - kiểm tra, thuế phí, bảo hiểm cứ tăng, giá nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào tăng.

ht_toadam_2

"Doanh nhân Việt Nam nhập hàng Trung Quốc về bán vì thời thế thị trường, vì quá rẻ, mẫu mã nhiều dễ bán, giao nhanh, trả tiền chậm.... Ngoài ra còn vị thực sự vẫn... dễ lừa người tiêu dùng" - Bà Vũ Kim Hạnh

Doanh nhân Việt Nam nhập hàng Trung Quốc về bán vì thời thế thị trường, vì quá rẻ, mẫu mã nhiều dễ bán, giao nhanh, trả tiền chậm... Ngoài ra còn vì thực sự vẫn... dễ lừa người tiêu dùng.

Tôi từng đến làng Thổ Tang (Vĩnh Phúc), nơi trung chuyển nhiều hàng Trung Quốc, phục ở đó mấy đêm, thấy đường dây phân phối thật khủng. 

Nhiều doanh nghiệp hàng Việt Nam Chất lượng cao mấy năm trước hăng hái "Bắc tiến" nay không ít lộn về vì chịu không nổi hàng Trung Quốc. 

Có doanh nghiệp từng kể tôi nghe ở Khu công nghiệp Bắc Ninh, người Trung Quốc nhập giấy đã thành phẩm, xong dán nhãn Việt đem bán với giá... giết hết các hãng sản xuất giấy Việt.

Doanh nhân Việt Nam nhập hàng Trung Quốc về bán vì thời thế thị trường, vì quá rẻ, mẫu mã nhiều dễ bán, giao nhanh, trả tiền chậm... Ngoài ra còn vì thực sự vẫn... dễ lừa người tiêu dùng.

Hàng ta không cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc, trước nhất vì mình yếu, thiếu sức cạnh tranh. 

Nhưng nếu hàng Trung Quốc làm giả, gian lận thương mại, có độc tố... vẫn cứ "thênh thang" trên thị trường bằng ưu ái, bằng sự ngần ngại "đụng", bằng đường tiểu ngạch... thì hàng Việt còn lâu mới vươn lên cạnh tranh cùng họ, chứ đừng nói thắng họ.

Và khi biết thua kém hàng nhiều nước, trong đó có hàng Trung Quốc, chúng ta đã làm gì để bảo vệ nền kinh tế của mình, cũng là bảo vệ sự độc lập của mình và nhất là bảo vệ doanh nghiệp của mình?

TTO - Tạo dựng được thương hiệu rồi phút chốc hoen ố, doanh nghiệp xót xa. Nhưng mất tất cả là người tiêu dùng bởi họ đã tin vào một thương hiệu được xây dựng bằng sự gian lận. Chống gian lận, được không?

Đừng để mất tất cả

Theo tôi, câu chuyện doanh nghiệp làm ăn gian dối vừa qua bị bóc mẽ dẫn đến khủng hoảng thương hiệu là tín hiệu tốt cho thị trường.

Những cuộc khủng hoảng như vậy nói ra một điều hết sức cơ bản là thương hiệu không chỉ được xây dựng thông qua quảng bá, quảng cáo thật hoành tráng mà phải từ nền tảng làm ra những sản phẩm tốt, đúng cam kết.

Những công ty làm ăn gian dối thì khó tránh khủng hoảng, đó chỉ là vấn đề sớm muộn, nó diễn ra càng sớm bao nhiêu thì tốt cho thị trường Việt Nam bấy nhiêu.

Đây cũng là cơ hội cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Đây cũng là tiền đề mở ra giai đoạn mới trong việc xây dựng thương hiệu vững bền, dựa trên lợi ích thiết thực và lợi ích đúng cho người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp Việt cần quay lại những thứ cơ bản nhất của thương hiệu và nếu có đang làm ăn gian dối, không đúng thì hãy lập tức dừng lại, bởi không sớm muộn gì cũng mất tất cả.

Doanh nghiệp nên coi đây là cơ hội vì Việt Nam đang hội nhập sâu, vẫn có thời gian chỉnh sửa và hội nhập tốt hơn.

Người tiêu dùng cũng nên thấy vui mừng. Họ có quyền tin rằng trong tương lai, họ sẽ được tiếp cận với những sản phẩm đúng chất lượng. Người tiêu dùng cần đoàn kết hơn, hỗ trợ những thương hiệu Việt làm đúng, mang đến giá trị cho xã hội.

Chuyên gia thương hiệu NGUYỄN PHI VÂN

NHƯ BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Thỏa thuận thuế Mỹ - Trung đạt được tại Geneva được Trung Quốc đánh giá là bước đi tích cực, mở ra triển vọng nối lại đối thoại và giảm căng thẳng thương mại.

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

SHB - nơi 100.000 cổ đông đặt niềm tin

Với 100.000 cổ đông hiện hữu, SHB cho thấy sự tin tưởng của cổ đông dành cho ngân hàng này. Không đơn thuần là khoản đầu tư hiệu quả, cổ đông SHB còn luôn tin tưởng vào người đứng đầu và ban lãnh đạo SHB.

SHB - nơi 100.000 cổ đông đặt niềm tin

Giá vàng giảm mạnh sau thông tin Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau

Giá vàng thế giới giảm 110 USD/ounce sau tin Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau. Lúc 17h hôm nay, 12-5, giá vàng thế giới chỉ còn 3.215 USD/ounce.

Giá vàng giảm mạnh sau thông tin Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau

Phó thủ tướng: Bắc Ninh - Bắc Giang 'bắt tay' xây dựng cực tăng trưởng mới

Ngày 12-5, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình gặp mặt doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Phó thủ tướng: Bắc Ninh - Bắc Giang 'bắt tay' xây dựng cực tăng trưởng mới

Xe buýt thay mới ở Nghệ An từ năm 2025 sẽ là xe điện

Tỉnh Nghệ An phấn đấu tới năm 2030, tối thiểu 20% xe buýt trên địa bàn sử dụng điện, năng lượng xanh.

Xe buýt thay mới ở Nghệ An từ năm 2025 sẽ là xe điện

Cổ đông lớn ồ ạt bán gần 19 triệu cổ phiếu, chuyện gì đang xảy ra ở Novaland?

Gần 19 triệu cổ phiếu NVL của Novaland được các cổ đông lớn và cổ đông nội bộ đăng ký bán, trong đó thành viên gia đình ông Bùi Thành Nhơn là ông Bùi Cao Nhật Quân, bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh và bà Cao Thị Ngọc Sương muốn bán hơn 11,5 triệu cổ phiếu.

Cổ đông lớn ồ ạt bán gần 19 triệu cổ phiếu, chuyện gì đang xảy ra ở Novaland?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar