02/04/2020 07:20 GMT+7

Hàng trăm triệu dân nghèo Ấn Độ sợ đói hơn sợ virus corona

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Chỉ sau vài ngày ngắn ngủi, cuộc sống của 1,3 tỉ dân Ấn Độ bị đảo lộn bởi các biện pháp phong tỏa nhằm hạn chế lây lan dịch COVID-19. Nhưng đối với những người nghèo ở nước này, họ không chỉ đối mặt với dịch bệnh mà cả nghèo đói.

Hàng trăm triệu dân nghèo Ấn Độ sợ đói hơn sợ virus corona - Ảnh 1.

Hàng ngàn người nhập cư cố tìm xe buýt trở về nhà ở ngoại ô New Delhi ngày 29-3, trước khi có lệnh đóng cửa thủ đô - Ảnh: REUTERS

Chính quyền Thủ tướng Modi Narenda tuần trước đã yêu cầu người dân ở yên trong nhà trong ba tuần, cấm các sự kiện công cộng, đóng cửa trường học và các cơ sở công nghiệp, thương mại trên toàn quốc. 

Động thái cứng rắn được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cao trong việc ngăn chặn virus corona chủng mới.

Dù vậy, đó lại là thảm hoạ đối với hàng trăm triệu người nghèo của Ấn Độ.

Sợ không có cái ăn 

Hơn 90% của 500 triệu lao động phi nông nghiệp của Ấn Độ làm các công việc chân tay như thợ xây dựng, bán hàng rong, chạy xe kéo… 

Khi cả nước bị phong tỏa, các ngành công nghiệp đóng cửa, các quy định về đi lại, giãn cách xã hội khiến họ không thể làm việc kiếm sống. Và đối với khoảng 120 triệu lao động nhập cư tại các thành phố, cái ăn và chỗ ở là vấn đề đáng sợ hơn cả virus.

"Tôi rất sợ. Chuyện này sẽ kéo dài trong bao lâu. Nếu không đi làm, làm sao chúng tôi có tiền, làm sao có cái ăn" - một người nhập cư làm nghề đốn cây ở thành phố Nagpur, bang Maharashtra, tỏ ra lo lắng. 

Cũng như rất nhiều người khác, anh sống nhờ tiền công mỗi ngày, không có tiền tiết kiệm dằn túi hay bảo hiểm.

Ngày 26-3, Chính phủ Ấn Độ đã công bố gói hỗ trợ 23 tỉ USD để giúp đỡ người nghèo, cung cấp lương thực, miễn phí cho 83 triệu gia đình, hỗ trợ tiền mặt cho 200 triệu phụ nữ. 

Nhưng khoản hỗ trợ chỉ chiếm 1% GDP của Ấn Độ, chẳng thấm vào đâu, chưa kể nhiều người lao động nhập cư nằm ngoài các cơ chế chi trả của nhà nước.

Hàng trăm triệu dân nghèo Ấn Độ sợ đói hơn sợ virus corona - Ảnh 2.

Mệt mỏi vì không còn xe về nhà - Ảnh: REUTERS

Hàng trăm ngàn người đánh liều bỏ phố về quê. Cuối tuần qua ở thủ đô Delhi, nhiều người nhập cư tranh giành nhau lên các chuyến xe buýt trở về nhà khiến cảnh sát phải dùng gậy để giữ trật tự. Chuyện hạn chế tiếp xúc xã hội chẳng còn quan trọng lúc này.

Những người không bắt được xe thậm chí quyết đi bộ hàng trăm kilomet để về nhà.

"Tôi cố bắt xe nhưng chẳng còn phương tiện nào trên đường nên tôi đi bộ. Trên đường không có thức ăn nhưng may là có người cho chúng tôi bánh và nước. Trở về quê còn tốt hơn là ở lại thành phố mà không có thức ăn, nước uống" - anh Surendra Pandey, một lao động 28 tuổi ở Uttar Pradesh, nói trên chặng đường vượt hơn 110km về nhà. Nhưng anh còn may mắn, nhiều người có lẽ phải đi xa hơn.

Những ngày qua, nhiều người ở Ấn Độ ẩn nấp trong nhà để trốn dịch đã chứng kiến những câu chuyện rất khác ở phía bên kia cánh cửa: những đoàn người rồng rắn mang vác đồ đạc, ẵm bồng nhau đi bộ trên những đường cao tốc trống trơn để rời các thành phố.  

Trên mạng xã hội, người ta chia sẻ những đoạn clip về các đoàn người di cư đói khát nhờ giúp đỡ.

Không lối thoát

Nhưng dù ở lại thành phố hay về quê, những người nghèo ở Ấn Độ cũng đối mặt với những nguy cơ rất lớn trong dịch COVID-19. Ở nhiều làng quê của nước này, hệ thống y tế thường yếu kém trong khi các bệnh viện lớn cách nhà nhiều ngày đi đường. Các biện pháp phong tỏa cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đồng án và chợ búa ở các vùng ngoại ô.

Phần lớn người nghèo ở Ấn Độ sống trong các điều kiện chật chội, kém vệ sinh và thiếu hạ tầng y tế với khoảng 0,7 giường bệnh trên mỗi 1.000 dân, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 3,4 và 2,9 giường ở Ý và Mỹ. Hơn 1,3 tỉ dân của nước này cũng chỉ có khoảng 50.000 máy thở.

Đối phó với virus corona chủng mới sẽ là vấn đề nan giải cho Ấn Độ. "Ấn Độ không áp dụng được lợi thế trong việc kiểm soát nhà nước của Trung Quốc hay có được hệ thống y tế như của châu Âu và Mỹ. Họ sẽ cần phản ứng theo cách riêng của mình" - nhà nghiên cứu Ramanan Laxminarayan của Trung tâm Nghiên cứu biến động bệnh dịch, kinh tế và chính sách (CDDEP) nhận định.

Ấn Độ những ngày qua vẫn đang ra sức khống chế dịch bệnh trong lúc số ca nhiễm tăng mạnh trong những ngày qua.

Nhưng đối với nhiều người nghèo, họ không còn nhiều thời gian...

Hàng trăm triệu dân nghèo Ấn Độ sợ đói hơn sợ virus corona - Ảnh 3.

Nhiều người cố gắng chen lên những chiếc xe buýt đã chật cứng - Ảnh: REUTERS

Hàng trăm triệu dân nghèo Ấn Độ sợ đói hơn sợ virus corona - Ảnh 4.

Bất chấp nguy hiểm, miễn có thể trở về nhà - Ảnh: REUTERS

Hàng trăm triệu dân nghèo Ấn Độ sợ đói hơn sợ virus corona - Ảnh 5.

Nhiều người quyết tâm đi bộ về nhà - Ảnh: Hindustan Times

Dịch COVID-19 chiều 1-4: Số ca tử vong tại Mỹ hơn 4.000, Đức hơn 67.000 ca nhiễm

TTO - Trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận thêm 5.453 ca COVID-19 mới và 149 ca tử vong. Tại Mỹ số trường hợp tử vong đã vượt con số 4.000.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga mở rộng tuyển quân, cho phép người nước ngoài phục vụ trong quân đội

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký sắc lệnh cho phép người nước ngoài gia nhập quân đội.

Nga mở rộng tuyển quân, cho phép người nước ngoài phục vụ trong quân đội

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar