18/11/2021 10:43 GMT+7

Hãng tin Nga mở văn phòng thường trú trên trạm không gian

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Hợp tác giữa Hãng tin Tass và Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga Roscosmos đưa Tass trở thành hãng thông tấn đại chúng đầu tiên trên thế giới có văn phòng thường trực trên Trạm không gian quốc tế (ISS).

Hãng tin Nga mở văn phòng thường trú trên trạm không gian - Ảnh 1.

Phi hành gia Alexander Misurkin - Ảnh: TASS

Phóng viên thường trú đầu tiên của Tass trên ISS là Anh hùng nước Nga, nhà du hành vũ trụ Alexander Misurkin.

Nhiệm vụ của ông Misurkin là ghi lại các hoạt động hằng ngày trên ISS, vật thể nhân tạo lớn nhất của nhân loại đang bay cách mặt đất khoảng 400km.

Các thông tin và hình ảnh, video do phóng viên đặc biệt này tác nghiệp sẽ được chuyển về Trái đất, cung cấp cho độc giả các bản tin "nóng hổi" trên ISS.

Phát biểu sau lễ ký kết giữa Tass và Roscosmos ngày 17-11, giám đốc điều hành Roscosmos Dmitry Rogozin mô tả sự hợp tác giữa hai bên là một dự án "khai sáng và mang tính giáo dục".

Theo ông Rogozin, thông qua phóng viên thường trú đặc biệt, người dân sẽ hiểu hơn về ngành công nghiệp vũ trụ Nga và các nghiên cứu khoa học trên ISS. 

Người đứng đầu Roscosmos cũng hóm hỉnh cho biết bản thân hơi thất vọng vì không được Tass cấp thẻ nhà báo. 

"Các phi hành gia có chuyên môn cao và biết rất rõ đâu là điểm dừng. Tôi tin rằng sẽ không có xung đột lợi ích", ông Rogozin nói về việc làm phóng viên khiến phi hành gia sao nhãng nhiệm vụ chính.

Ông Misurkin sẽ lên tàu vũ trụ Soyuz MS-20 vào ngày 8-12 tới cùng tỉ phú Nhật Bản Yusako Maezawa và trợ lý của ông Yozo Hirano. Trước khi khởi hành đến sân bay vũ trụ, ông Misurkin sẽ được Tass cấp một thẻ nhà báo đặc biệt cho việc tác nghiệp.

Hãng thông tấn Tass có 63 văn phòng trải khắp 60 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với đội ngũ nhân viên chính thức lên tới 2.000 người. Mỗi ngày cơ quan này xuất bản khoảng 2.000 tin tức và khoảng 600 - 800 hình ảnh, video trên các nền tảng của hãng.

Sau ISS, đạo diễn người Nga muốn quay phim trên Mặt trăng và sao Hỏa

TTO - Klim Shipenko, đạo diễn bộ phim đầu tiên của nhân loại được ghi hình ngoài không gian, tuyên bố đã là phim về vũ trụ thì phải quay ngoài vũ trụ chứ sao lại trong phim trường.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar