03/01/2019 14:40 GMT+7

Hàng loạt tác phẩm kinh điển hết thời hạn bảo vệ bản quyền

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Gần một thế kỷ trước, Nhà xuất bản Alfred A. Knopf ra mắt cuốn sách mỏng có tên Nhà tiên tri (The Prophet) của nhà thơ - họa sĩ người Mỹ gốc Lebanon có tên tuổi mờ nhạt thời điểm đó là Kahlil Gibran.

Hàng loạt tác phẩm kinh điển hết thời hạn bảo vệ bản quyền - Ảnh 1.

Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới là các tác giả: Kahlil Gibran; F. Scott Fitzgerald cùng vợ ông, Zelda; Agatha Christie; Thomas Mann và Jean Toomer - Ảnh: NYT

Theo báo New York Times, vào thời điểm đó ông Knopf, chủ nhà xuất bản, chỉ có mong muốn khiêm tốn là bán được khoảng 1.500 bản in, chẳng ngờ cuốn sách mỏng đã mang lại thành công vang dội. Chỉ riêng tại thị trường Bắc Mỹ đã bán được hơn 9 triệu bản.

Tuy nhiên, kể từ ngày 1-1 năm nay, nhà xuất bản của ông Knopf sẽ không còn được giữ với cuốn sách này nữa.

Theo luật bản quyền của Mỹ, từ đầu năm 2019 cuốn sách trở thành tài sản chung của mọi người (public domain) cùng tác phẩm của hàng ngàn nhà văn, họa sĩ khác, trong đó có những tên tuổi như Marcel Proust, Willa Cather, D. H. Lawrence, Agatha Christie, Joseph Conrad, Edith Wharton, P. G. Wodehouse, Rudyard Kipling, Katherine Mansfield, Robert Frost và Wallace Stevens khi thời hạn bảo vệ bản quyền đã hết.

Năm nay là năm đầu tiên trong hai thập kỷ qua đánh dấu sự kiện một số lượng lớn các tác phẩm văn chương kinh điển đã hết thời hạn được bảo vệ bản quyền.

Đây là một thay đổi rất lớn, được cho là sẽ có những tác động sâu sắc với các nhà sản xuất cũng như tổ chức quản lý di sản văn chương trên cả phương diện kinh tế cũng như lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật.

Dĩ nhiên độc giả là nhóm được hưởng lợi rất nhiều trong việc này khi có thêm nhiều ấn bản lựa chọn. Trong khi đó, các nhà văn, nghệ sĩ lại có điều kiện sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật mới dựa trên những câu chuyện kinh điển mà không lo bị quy trách nhiệm vi phạm luật bảo vệ tác quyền như trước.

Theo phó giáo sư kinh tế học tại Đại học Northeastern (Mỹ) chuyên nghiên cứu vấn đề bản quyền, hiệu ứng từ thực tế này là: "Sách sẽ có nhiều loại hơn và rẻ hơn. Người tiêu dùng và độc giả chắc chắn được hưởng lợi từ đây".

TTO - PGS. TS Bùi Hiền cho biết ông đăng ký bản quyền để ngăn chặn người xuyên tạc với mục đích xấu. Ông hoan nghênh người giúp hoàn thiện công trình.

D.KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Râu đen, kẻ bị ghét nhất One Piece là con trai hải tặc mạnh nhất lịch sử

Sau gần 1.200 chương truyện và nhiều năm đồn đoán, thân thế thật sự của Râu đen cuối cùng cũng được hé lộ ở chương 1154 của One Piece: hắn là con trai của Rocks D. Xebec, huyền thoại từng khiến Roger và Garp phải liên thủ tiêu diệt.

Râu đen, kẻ bị ghét nhất One Piece là con trai hải tặc mạnh nhất lịch sử

Ngắm chân dung Nguyễn Gia Trí, Trương Hán Minh... tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM

25 tượng chân dung các họa sĩ, nhà điêu khắc tiêu biểu ở khu vực phía Nam, có đóng góp cho sự nghiệp mỹ thuật nước nhà từ trước và sau năm 1975 đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Ngắm chân dung Nguyễn Gia Trí, Trương Hán Minh... tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM

Leslie Gilliams vừa đến TP.HCM là người 'một đời liêm khiết - chống lại MasterChef'

Leslie Gilliams, một trong những thí sinh nổi bật của MasterChef Mỹ mùa 5 vừa đến TP.HCM để giao lưu cùng người hâm mộ ở sự kiện Hobby Horizon 2025 diễn ra vào ngày 18-7.

Leslie Gilliams vừa đến TP.HCM là người 'một đời liêm khiết - chống lại MasterChef'

Sân khấu 'mê' truyện Nguyễn Ngọc Tư

Đầu tháng 8, Sân khấu Mới sẽ ra mắt tại phường Hạnh Thông với vở kịch được cảm tác từ truyện của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư Một mối tình.

Sân khấu 'mê' truyện Nguyễn Ngọc Tư

Gen Z ghét dấu like, thay đổi cách dùng biểu tượng cảm xúc emoji ra sao?

Dù từng là biểu tượng cảm xúc được nhiều người yêu thích, dấu like đang bị Gen Z loại bỏ vì cho rằng chúng quá lạnh lùng, theo một báo cáo nhân ngày World Emoji Day 2025.

Gen Z ghét dấu like, thay đổi cách dùng biểu tượng cảm xúc emoji ra sao?

Tiếng gọi chân trời của Nguyễn Ngọc Tư hay những cuộc đi về của mưu cầu

Tiếng gọi chân trời là cuốn sách mới nhất của Nguyễn Ngọc Tư. Sách gồm 27 tản văn viết về sự dịch chuyển, những cuộc đi - về của con người. Không mông lung, trừu tượng như Trôi nhưng vẫn mở ra những điều cần ngẫm ngợi.

Tiếng gọi chân trời của Nguyễn Ngọc Tư hay những cuộc đi về của mưu cầu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar